Ngư dân Hà Tĩnh hối hả vươn khơi sau những ngày biển động

(Baohatinh.vn) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân các vùng biển ở Hà Tĩnh đã khẩn trương sửa soạn tàu thuyền để vươn khơi sau thời gian dài phải nằm bờ do mưa to, gió lớn.

Video: Ngư dân Hà Tĩnh ra khơi sau những ngày biển động.

Sau nhiều ngày tránh trú mưa lớn, chiều 2/11, tại bến cá Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã nhộn nhịp tàu thuyền trở lại. Ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho những chuyến ra khơi dài ngày sắp tới với hy vọng đánh bắt được nhiều hải sản có giá trị kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng) cho biết: “Thuyền chúng tôi nằm bờ đến nay đã là ngày thứ 6 rồi, may mắn đợt mưa lũ vừa qua không gây ra thiệt hại gì. Nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi sau mưa lũ, chúng tôi đã chuẩn bị ngư cụ, nhiêu liệu, sẵn sàng cho chuyến vươn khơi “mở hàng” đầu tháng. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm còn nhiều đợt mưa bão nên phải tranh thủ bám biển để kiếm thêm thu nhập”.

Cũng theo ông Tuấn, dựa vào kinh nghiệm đi biển lâu năm, sau các cơn bão thường dễ trúng đậm tôm, cá hơn những ngày thường nên ai cũng háo hức vươn khơi, hy vọng về những chuyến đi đầy ắp “lộc biển” và đặc biệt là bán được giá cao để bà con có thêm đồng ra, đồng vào.

Ngư dân Hà Tĩnh hối hả vươn khơi sau những ngày biển động

Ra khơi sau mưa bão thường giúp bà con ngư dân đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị.

Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng thông tin: “Tranh thủ những ngày biển lặng sau mưa lũ, 2 ngày nay, nhiều ngư dân đã ra khơi để tìm kiếm nguồn lợi hải sản. Qua nắm bắt, những chuyến biển này ngư dân chủ yếu đánh bắt được tôm, ghẹ, cá nục...; một số thuyền may mắn đánh được cá thu, cá vàng dương, thu về được khoảng 2 - 5 triệu đồng/thuyền. Hiện có gần 150 tàu thuyền vươn khơi, nguồn lợi hải sản nhờ đó cũng sẽ dồi dào hơn vào những ngày tới”.

Tại cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà), không khí nhộn nhịp, khẩn trương hơn bao giờ hết. Bà con ngư dân ai cũng tất bật chuẩn bị lương thực, nhiên liệu và ngư lưới cụ để chuẩn bị vươn khơi. Nhiều ngư dân cho biết, sau bão thường dễ trúng các luồng tôm, cá hơn ngày thường nên trời vừa hửng nắng là tranh thủ khởi hành.

Ngư dân Hà Tĩnh hối hả vươn khơi sau những ngày biển động

Ngư dân tại cảng cá Cửa Sót tất bật tiếp nhiên liệu, chuẩn bị đá... để vươn khơi.

Ngư dân Hoàng Văn Việt (thôn Sơn Bằng, xã Thạch Kim) phấn khởi nói: “Thời tiết nay đã ổn định trở lại, bà con ngư dân ai cũng háo hức ra khơi. Cuộc sống của ngư dân gắn liền với biển cả cùng con tàu. Ra khơi, bám biển không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn là niềm vui của những người theo nghiệp sóng nước. Chuyển biển này, thuyền của tôi dự định sẽ đi 4 ngày".

Ngư dân Hà Tĩnh hối hả vươn khơi sau những ngày biển động

Bà con ngư dân ai cũng hy vọng trời yên biển lặng để ra khơi thuận buồm xuôi gió.

Đang tất bật sửa soạn lại ngư cụ, ngư dân Lê Văn Đàn (thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc) cho hay: "Tháng 10 mưa nhiều, biển động liên tục nên chúng tôi không đi biển được nhiều, thu nhập do đó cũng giảm sút. Bây giờ trời nắng, biển lặng sóng nên chúng tôi phải tranh thủ ra khơi. Dự kiến chuyến biển này, tôi cùng 5 bạn nghề sẽ đi khoảng 5 ngày, đánh bắt ở vùng biển cách bờ khoảng 40 hải lý... Tất cả đều đang hi vọng sẽ có một chuyến biển an toàn, thắng lợi, kiếm được nhiều cá, tôm”.

Ngư dân Hà Tĩnh hối hả vươn khơi sau những ngày biển động

Bà con ngư dân chuẩn bị nhu yếu phẩm cho chuyến biển dài ngày.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh cho biết: “Sau nhiều ngày vào cảng cá Cửa Sót neo đậu tránh trú, các tàu thuyền từ nhỏ đến lớn đều đã ra khơi khai thác thủy hải sản. Theo đó, từ ngày 1/11 đến nay, đã có hơn 100 tàu thuyền vươn khơi và con số sẽ tăng trong những ngày tới. Trước khi để tàu thuyền hoạt động đánh bắt trở lại, đơn vị đã đến kiểm tra, nhắc nhở các chủ tàu gia cố, sửa chữa các bộ phận hư hỏng (nếu có) để đảm bảo an toàn trong quá trình đánh bắt”.

Cũng theo ông Thân Quốc Tế, tháng 11 là tháng trọng điểm của mùa mưa bão. Do đó, trong quá trình vươn khơi bà con ngư dân cần đặc biệt chú ý theo dõi chặt chẽ các bản tin thời tiết để có biện pháp phòng tránh thiên tai. Đồng thời, khi nhận được dự báo sắp có gió mùa, mưa lớn... cần nhanh chóng trở về đất liền để tránh trú an toàn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề THỰC HIỆN THẮNG LỢI NHIỆM VỤ NĂM 2023

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.