Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo" Hồng Lam

(Baohatinh.vn) - Thời tiết khắc nghiệt khiến hàng chục ha cói của thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) bị cháy nắng, trong khi giá bán giảm gần 1 nửa so với năm ngoái khiến người dân thất bát.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Dịp này, trên cánh đồng cói ở “ốc đảo” Hồng Lam, hàng chục người dân tất bật thu hoạch.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Lau vội những giọt mồ hôi nhễ nhại, ông Hồ Quốc Ý buồn bã: "Gia đình tôi trồng 5 sào cói, hiện chỉ thu hoạch được 2,5 sào, số diện tích còn lại không phát triển do nắng nóng, đồng bị khô cạn. Bình quân hằng năm năng suất đạt hơn 6 tạ/sào nhưng năm nay chỉ khoảng 3,5 tạ/sào".

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Theo người dân, mặc dù không mất tiền giống bởi sau khi cắt, cói sẽ tiếp tục phát triển cho vụ mới nhưng lại vất vả làm cỏ, chi phí đầu tư phân bón, chăm sóc, thu hoạch.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Thu hoạch cói ở thôn Hồng Lam bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Do thời tiết nắng nóng, hầu hết người dân phải ra đồng từ 4 giờ sáng. Sau vài giờ đồng hồ cắt cói thì tiến hành làm nhiều công đoạn khác dưới thời tiết nắng nóng...

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Những cây cói được buộc thành từng bó đưa lên bờ tập kết. Trong quá trình thu hoạch, người dân phải ủ rơm hoặc tưới nước lên để cói không bị héo.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Để có thành phẩm đạt chất lượng, cây cói phải được chẻ đôi bằng máy thô sơ. Việc này được tiến hành ngay tại đồng khi cói đang còn tươi.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Cây cói sau khi chẻ được phơi dưới trời nắng đến khi thật khô mới đem đi tiêu thụ. Cói ở đây chủ yếu được bán cho các đầu mối ở tỉnh Thanh Hóa về làm chiếu.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

"Cây cói năm nay vừa mất mùa, vừa rớt giá khiến chúng tôi rất xót xa. Vào thời điểm này năm trước, cói được bán với giá 1,2 triệu đồng/tạ nhưng hiện nay thương lái chỉ mua với mức giá từ 650 – 700 nghìn đồng/tạ. Trong khi đó, giá phân bón tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của người dân chúng tôi" - ông Đậu Xuân Chính bày tỏ.

Vụ cói kém vui của người dân “ốc đảo Hồng Lam

Được biết, toàn thôn Hồng Lam có 45 ha trồng cói với 110 hộ tham gia. Đến nay, người dân đã thu hoạch được khoảng 10 ha. Ngoài trồng lạc thì cây cói trở thành nguồn thu nhập chính của những lao động già đang bám trụ ở “ốc đảo”.

Hằng năm, cây cói mang lại thu nhập bình quân từ 40 - 45 triệu đồng cho các hộ sản xuất. Năm nay, thời tiết khắc nghiệt khiến ½ diện tích trồng cói của thôn bị cháy nắng, nhiễm mặn không thể thu hoạch được. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ đang phụ thuộc nhiều vào thương lái nên giá cả còn “bấp bênh”, ảnh hưởng đến nguồn thu của bà con...

Ông Nguyến Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.