(Baohatinh.vn) - Nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, niềm tự hào dân tộc trong việc tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, huyện Nghi xuân vừa phối hợp với Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức diễn đàn “Đại thi hào Nguyễn Du – sáng mãi tâm, tài”.
Chiều nay (23/9) diễn đàn “Đại thi hào Nguyễn Du - sáng mãi tâm, tài” được tổ chức long trọng tại Nhà Văn hóa cộng đồng thị trấn Tiên Điền. Bí thư Tỉnh đoàn Lê Thành Đông, lãnh đạo huyện Nghi Xuân cùng 300 đoàn viên thanh niên thuộc Huyện đoàn Nghi Xuân tham dự.
Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du - danh nhân Văn hóa thế giới; là dịp để các thế hệ người dân Hà Tĩnh, người Việt Nam và bạn bè năm châu tưởng nhớ thi nhân. Dẫu đi xa mấy trăm năm nhưng “Tâm”, “Tài” của Nguyễn Du vẫn sáng mãi trong những giá trị để lại và chưa bao giờ vắng bóng trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt.
Vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều luôn khẳng định giá trị to lớn, trở thành biểu tượng văn hóa sáng ngời của dân tộc. Truyện Kiều được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới.
Tại diễn đàn, Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh Lê Thành Đông, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Huýnh – Chủ nhiệm CLB Trò Kiều xã Xuân Liên và ca nương Thu Hà – đoàn viên thuộc Đoàn xã Xuân Hồng đã trao đổi về tuyên truyền, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa, những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều. Đồng thời, chia sẽ một số hoạt động của CLB Trò Kiều; những điều nhắn nhủ của ca nương với các bạn trẻ về việc bảo tồn các giá trị của Truyện Kiều
Diễn đàn “Đại thi hào Nguyễn Du - sáng mãi tâm, tài” cũng là dịp để huyện Nghi Xuân, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tăng cường công tác tuyên truyền về những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều thông qua các kênh thông tin đại chúng. Đồng thời, chú trọng xây dựng và nhân rộng các loại hình nghệ thuật như: CLB lẩy Kiều, vịnh Kiều, ngâm Kiều nhằm tiếp tục lan tỏa các giá trị của tác phẩm Truyện Kiều làm cho tên tuổi của tác giả và tác phẩm trường tồn mãi thời gian.(Trong ảnh: Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh trao 10 suất quà trị giá mỗi suất 500 ngàn đồng cho các em học sinh thị trấn Tiên Điền có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập).
Trước đó, các đại biểu đã đến dâng hương tại Khu di tích Nguyễn Du
Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh Hà Tĩnh lại bồi hồi nhớ đến giờ phút hào hùng, cùng đoàn quân chiến thắng có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản, quê ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là 1 trong 2 phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975 để kịp thời ghi lại khoảnh khắc lịch sử của dân tộc.
Từng là những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, phải chịu biết bao bom đạn của kẻ thù, song giờ đây, những miền quê của Hà Tĩnh đang “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
Từng trang nhật ký, từng lá thư hoen màu theo thời gian như những mảnh ghép thiêng liêng, tái hiện cuộc đời và lý tưởng cao đẹp của những con người đã ngã xuống vì đất nước.
Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Hà Tĩnh đã lập nên nhiều chiến tích vẻ vang, trong đó, thành tích bắn rơi hàng trăm chiếc máy bay địch, bắt sống giặc lái là niềm tự hào mãnh liệt.
Góp phần vào thành tựu chung của văn học nghệ thuật Hà Tĩnh, từ kháng chiến chống Mỹ đến nay, lĩnh vực nhiếp ảnh đã tạo dấu ấn đậm nét, khi khắc họa những thời khắc lịch sử và sự phát triển của quê hương.
Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy là một trong những người tâm huyết nhất nghiên cứu về núi Hồng ở nhiều phương diện nên nhiều người tôn gọi ông là “Kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Luôn phát huy tốt truyền thống cách mạng của gia đình, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, gia đình ông Trần Văn Chương ở phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.
Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Dù mất đi bàn tay trái nhưng họa sỹ Nguyễn Văn Mạnh (quê Nghệ An, sinh sống tại TP Hà Tĩnh) vẫn kiên trì cầm cọ hơn chục năm nay, miệt mài tô điểm cho nhiều công trình kiến trúc.
Tại xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), gia đình anh Đặng Đức Dũng - chị Nguyễn Thị Thảo là tấm gương về nghị lực vượt khó đi lên, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực đóng góp cho cộng đồng.
Thôn Hòa Thái, xã Hòa Lạc (Đức Thọ, Hà Tĩnh) tồn tại cây đa có bộ rễ khủng tạo thành cổng làng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người.
Ông Trần Minh Lục (Hà Tĩnh) luôn tâm niệm phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh từ những điều giản dị nhất để sống, làm việc tốt hơn.
Năm 1964, khi vừa mới nhập ngũ, Đại tá Dương Phổ quê ở xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã lập chiến công lẫy lừng khi dùng súng trường bắn hạ máy bay của giặc.
Hà Tĩnh với bản sắc văn hóa, lịch sử, tiềm năng kinh tế riêng biệt đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là nơi tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc, một địa chỉ đỏ mang đậm giá trị giáo dục sâu sắc.
Giữ gìn nếp nhà, các thành viên thấu hiểu chia sẻ cùng nhau là những bí quyết giúp gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn đầy ắp tiếng cười.
Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.