Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ

(Baohatinh.vn) - Tuồng cổ (hay còn gọi là hát bội) đã từng có “một thời vang bóng” ở vùng quê Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vào thập niên 50-60 thế kỷ trước.

Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ
Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ
Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ
Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ

Đã gần bước sang tuổi 80, lão nông Lê Văn Lời (thôn Hà Ân - xã Thạch Mỹ) vẫn giữ được sức khỏe dẻo dai và một giọng hát khi cao vút trong trẻo, khi lại trầm ấm, đục khàn. Ông là một trong số ít những “diễn viên” đời đầu của CLB Tuồng cổ xã Thạch Mỹ còn sống. Trong câu chuyện của ông, tuồng cổ gắn liền với đời sống tinh thần, cuộc sống lao động sản xuất của người dân quê ông một thời. Thập niên 50-60 của thế kỷ trước, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, chưa có nhiều hình thức giải trí như bây giờ, CLB của ông Lời là món ăn tinh thần chính của người dân địa phương.

Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ

CLB có khoảng 20 thành viên là những người nông dân trong vùng, có chất giọng, khả năng diễn xuất và tình yêu đặc biệt với bộ môn nghệ thuật khó tiếp cận này. “Ngày ấy, chúng tôi say mê với tuồng lắm! Ngày đi làm đồng, tối về tranh thủ tập diễn, tập hát - ông Lời kể về niềm say mê một thời.

Nhưng những buổi diễn của CLB ngày ấy thu hút rất đông khán giả là người dân địa phương và các vùng lân cận đến xem và cổ vũ. Ông Lời chia sẻ: “Những vở diễn gắn với các sự kiện lịch sử, tác phẩm văn học nổi tiếng được dàn dựng và diễn trong các ngày lễ tết, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày thành lập HTX, hoặc dịp đầu xuân năm mới… Nhiều vở chúng tôi diễn đến thuộc làu như Tô Định, Mối tình chung thủy, Lam Sơn khởi nghĩa, Kiều Nguyệt Nga…”.

Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, những tiện ích trong đời sống như tivi, đài cassette… phổ biến, người dân có nhiều lựa chọn hơn trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Cùng với đó, các thành viên CLB tuổi cao sức yếu, người mất, kẻ còn, kinh phí hoạt động lại tốn kém, CLB Tuồng cổ xã Thạch Mỹ thưa vắng dần những ca tập sôi nổi, những buổi diễn say mê. Ông Lời tiếc nuối: “Hiện nay, trên địa bàn xã còn có khoảng 15 người biết hát tuồng cổ. Tôi vẫn thường xuyên vận động già, trẻ tham gia, nhưng vì nhiều lý do, CLB không giữ được nếp xưa nữa. Vở diễn cuối cùng cũng cách đây vài năm rồi. Chúng tôi già rồi, chỉ mong truyền dạy cho thế hệ sau để duy trì được nét sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời ở địa phương”.

Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ

Là người đến với CLB tuồng sau ông Lời, nhưng ông Nguyễn Bá Ngọc (thôn Hữu Ninh) và nhiều thành viên CLB cũng đau đáu nỗi niềm tiếc nhớ khi tuồng cổ dần mai một trong đời sống người dân địa phương. “Ngày trước, cứ ăn cơm tối xong là vợ chồng tôi lại đèo nhau trên xe đạp qua nhà ông Lời tập diễn. Mưa gió cũng cứ đi, chẳng quản điều gì” - ông Ngọc kể về kỷ niệm của một thời xa vắng. Rồi ông tiếc nuối: “Giờ thỉnh thoảng “nhớ nghề”, chúng tôi lại hát với nhau và kể cho các cháu nghe về một thời sinh hoạt văn hóa - văn nghệ sôi nổi”.

Những lão nông mê hát và tâm nguyện phục dựng tuồng cổ

Ông Lời và các thành viên CLB đang duy trì tập luyện với mong muốn tuồng cổ được phục dựng và truyền dạy cho thế hệ sau. Qua đó, duy trì được nét sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời ở địa phương.

Trưởng ban Văn hóa xã Phan Văn Hải cho biết: “Nếu những người tâm huyết có mong muốn khôi phục thì về mặt chủ trương, chính quyền rất ủng hộ, tuy nhiên, xã cũng khó khăn nên không thể hỗ trợ được nhiều về kinh phí, rất cần sự chung tay đóng góp của người dân để không mai một môn nghệ thuật truyền thống này”.

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast