“Ốc đảo” Hồng Lam hư hại gần 100 tấn cói

(Baohatinh.vn) - Đợt mưa lũ vừa qua làm người dân ở “ốc đảo” Hồng Lam, xã Xuân Giang (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) hư hại gần 100 tấn cói với tổng trị giá hơn 700 triệu đồng.

Dù đã thu hoạch trước khi mưa lũ ập đến nhưng hơn 1 tấn cói trị giá hơn 7 triệu đồng của anh Ngô Kim Sử ở thôn Hồng Lam phơi trên đường vẫn theo dòng nước trôi xuôi.

“Ốc đảo” Hồng Lam hư hại gần 100 tấn cói

Ngổn ngang đồng cói.

“Những năm trước, chậm nhất là đến giữa tháng 10, người dân đã cắt, phơi xong cói. Nhưng năm nay, do mưa nhiều, thu hoạch bị chậm nên khi nước lũ lên nhanh, nhiều hộ trở tay không kịp, nhiều tấn cói bị trôi sạch” - anh Sử nói.

Sau khi lũ rút, ông Nguyễn Văn Cung (thôn Hồng Lam) ra đồng cói nhặt nhạnh những gì còn sót lại.

“Ốc đảo” Hồng Lam hư hại gần 100 tấn cói

Số cói ông Cung mót lại trên ruộng của mình chỉ bán được nửa giá bình thường vì bị ngâm nước nên ngả màu.

Ông Cung cho biết: Mặc dù đã quen với cảnh ngập lụt ở “ốc đảo” nhưng không ngờ năm nay, nước lên nhanh quá nên không kịp cất hàng lên cao. Cả gia đình 4 miệng ăn trông nhờ vào vụ cói nhưng mưa lũ đã “cướp” mất 3 tấn cói trị giá trên 20 triệu đồng.

“Ốc đảo” Hồng Lam hư hại gần 100 tấn cói

Mưa lũ khiến nhiều diện tích trồng cói bị đổ rạp, hư hỏng.

Anh Sử, ông Cung chỉ là 2 trong số 135 hộ dân trồng cói ở “ốc đảo” Hồng Lam bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ông Nguyễn Thế Lục - trưởng thôn Hồng Lam cho biết: “Toàn thôn có 135 hộ trồng cói, tất cả đều bị thiệt hại do trận lũ vừa qua, hộ ít từ 4 - 5 triệu đồng, hộ nhiều từ 15 – 20 triệu đồng, ước tổng thiệt hại gần 100 tấn cói trị giá 700 triệu đồng”.

“Ốc đảo” Hồng Lam hư hại gần 100 tấn cói

Người dân nhặt nhạnh cói về phơi trên đường.

Theo nhiều người dân ở “ốc đảo” Hồng Lam, đợt mưa lũ vừa qua khiến nước sông Lam dâng cao, nhiều tuyến đường ở thôn bị ngập sâu hơn 1m nên cói của bà con đang phơi ở ngoài đồng hoặc trên các tuyến đường đều bị nước lũ cuốn. Có những hộ gia đình đã thu hoạch xong nhưng chưa kịp kê cói lên cao cũng bị ngập, trôi. Trong khi đó, nhiều diện tích cói đến mùa thu hoạch nhưng chưa cắt nên bị hư hỏng do ngâm lâu trong nước lũ.

“Ốc đảo” Hồng Lam hư hại gần 100 tấn cói

Cói sau khi thu hoạch được thuyền chở qua sông, thương lái sẽ đến tận nơi thu mua.

Theo Trưởng thôn Hồng Lam, nghề trồng cói ở thôn Hồng Lam mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Toàn thôn có 50 ha trồng cói với sản lượng trung bình 12 tấn/ha.

Trước đây, sản phẩm cói được các thương lái mua với giá dao động từ 6 - 9 triệu đồng/tấn, nhiều hộ mỗi năm thu khoảng 30 - 40 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay, trước những thiệt hại do thiên tai, bà con sẽ cần nhiều thời gian để ổn định sản xuất.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.