Sẵn sàng "gác" Tết, giữ rừng bình yên

(Baohatinh.vn) - Để ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán, các lực lượng chức năng, chủ rừng, địa phương trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang siết chặt công tác bảo vệ rừng (BVR) và bước đầu phát huy hiệu quả.

Sẵn sàng “gác” Tết, giữ rừng bình yên

Một cuộc tuần tra rừng trước Tết Kỷ Hợi của lực lượng Kiểm lâm huyện Kỳ Anh và BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh.

Liên tiếp phát hiện, xử lý xâm hại rừng

Ngày 24/12/2018, trong lúc nhiều người đang bận rộn đón lễ Noel an lành thì tại vị trí tọa độ X584868 Y1988059, khoảnh 4,6 Tiểu khu 397, xã Kỳ Lạc, UBND xã Kỳ Lạc phối hợp với Trạm Kiểm lâm Kỳ Hợp và Trạm Kiểm lâm BVR Hoa Lạc, thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh tổ chức kiểm tra, bắt giữ vụ khai thác gỗ trái phép. Số lượng lâm sản bị khai thác là 22 cây gỗ, thuộc nhóm 6 – 8, có đường kính từ 15 – 25 cm.

Vừa qua Tết Dương lịch, ngày 2/1/2019, lực lượng liên ngành tiếp tục phát hiện và thu giữ 6 ste củi rừng tự nhiên được tập kết ven đường tiểu ngạch thôn Lạc Tiến, xã Kỳ Lạc.

Trước đó, vào ngày 29/11/2018, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh và BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh đã phối hợp kiểm tra, bắt giữ 2 vụ cất giấu gỗ trái phép tại xã Kỳ Sơn và xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh). Số lượng lâm sản bị thu giữ tại 2 địa điểm này là 34 thanh gỗ xẻ nhóm 6 – 8, khối lượng trên 3 m3.

Thống kê sơ bộ trên cho thấy, kẻ xấu luôn lợi dụng những ngày lễ, tết, thời tiết bất lợi… để tiến hành các hành vi xâm lại rừng nhằm trục lợi. Để ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật, lực lượng BVR đành tạm xa gia đình, người thân, dầm mình trong mưa rét, ngày đêm bám đất, giữ rừng.

"Mệnh lệnh" giữ rừng…

Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh Lê Khắc Hữu, thực hiện kế hoạch BVR, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trong dịp tết 2019, từ cuối tháng 11/2018 cho đến sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, huyện Kỳ Anh quán triệt, xem đây là đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, truy quét, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm lâm luật. Cứ đúng lịch kế hoạch hoặc đột xuất theo tin báo, các cuộc kiểm tra, kiểm soát, truy quét được thực hiện, dù trong hoàn cảnh, thời tiết nào.

Sẵn sàng “gác” Tết, giữ rừng bình yên

Bữa cơm đạm bạc, vội vàng giữa rừng sâu đã trở thành quen thuộc đối với những người làm nhiệm vụ giữ rừng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, dù thời tiết rét đậm, rét hại kèm theo mưa lớn kéo dài nhiều đợt vào dịp cuối năm, nhưng kế hoạch BVR trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 luôn được lực lượng chức năng, chủ rừng, địa phương trên địa bàn huyện tuân thủ nghiêm túc.

Theo Trưởng BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh Nguyễn Ngọc Lâm, để giữ ổn định trên 20.000 ha rừng và đất lâm nghiệp do đơn vị quản lý nằm trải dài trên địa bàn 19 xã, phường, thuộc huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, nhất là trong dịp tết, đơn vị đã xây dựng phương án bảo vệ kỹ lưỡng. Theo đó, kiện toàn, củng cố 4 trạm BVR, với lực lượng từ 4 – 8 người, tùy theo tình hình, điều kiện thực tế; vùng trọng điểm dễ bị kẻ xấu lợi dụng được xác định là 7.500 ha rừng tự nhiên, vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Bình và 6 cửa rừng chính.

“Dịp Tết Dương lịch vừa qua, đơn vị đã bố trí 50% lực lượng trực, tuần tra BVR. Đặc biệt, tại Trạm BVR Sơn - Thượng, do địa bàn trọng điểm nên đơn vị bổ sung lực lượng, tăng thêm người của địa phương. Nhờ chủ động triển khai các giải pháp, bố trí lực lượng đủ mạnh nên nhìn chung, an ninh rừng cơ bản ổn định, một số vụ việc vi phạm đều phát hiện, xử lý kịp thời” - anh Minh, cán bộ Trạm BVR Sơn - Thượng, cho biết thêm.

Thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, công tác BVR lại càng không được phép lơ là. Ngoài việc triển khai các phương án, bố trí lực lượng, phân công gác trực, tuần tra BVR..., các đơn vị có nhiệm vụ giữ rừng phối hợp với lực lượng quân sự huyện tăng cường các đợt tuần tra trong những ngày tết cổ truyền ở mọi thời tiết, với mỗi tốp từ 3 – 5 người.

Thực hiện "mệnh lệnh" giữ rừng còn lắm gian nan, nhất là vào dịp cuối năm. Những người làm công tác bảo vệ rừng đã sẵn sàng "gác" tết, để canh giữ cho những cánh rừng thắm sắc xanh bình yên.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.