“Soi” tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật cho biết, “Đến thời điểm hiện tại, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) đã đạt 70% chỉ sau 1 năm triển khai, đó là sự nỗ lực lớn từ các tỉnh, thành phố nơi tuyến đường cao tốc Bắc – Nam đi qua”.

Tiến độ 13 tỉnh, thành phố GPMB cao tốc thế nào?

Thống kê của Bộ GTVT cho thấy, đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đang làm rất tốt công tác giải phóng mặt bằng như: tỉnh Vĩnh Long nơi có dự án cầu Mỹ Thuận 2 đã hoàn thành GPMB 1,08km (đạt 100%), tuy nhiên, với cùng dự án này, bên phía Tiền Giang (chiều dài 4,93km vẫn bị chậm, chỉ đạt 3,1km/4,9km (62,9%).

“Soi” tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam

Ảnh minh họa

Tại tỉnh Quảng Trị, nơi có dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua đã GPMB 31,9/37,3km (đạt 93,8%). Cũng tại dự án trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bàn giao mặt bằng 48km/61km (đạt 78,7%).

Đối với Dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt dài gần 60km đoạn qua tỉnh Nghệ An đã làm khá tốt khi GPMB được 32,8km/44,56km (đạt 73,6%) và phía Hà Tĩnh cũng đã GPMB 3,2km/4,7km (đạt 67,3%).

Đối với Dự án cao tốc Cao Lâm – Vĩnh Hảo dài 66,5 km phía tỉnh Ninh Thuận làm khá tốt khi GPMB 52,3/61,5km, tuy nhiên, tại tỉnh Khánh Hoà dự án chỉ có 5km nhưng vẫn chưa triển khai GPMB.

Không chỉ riêng Khánh Hoà, tại nhiều tỉnh nơi có vài tuyến cao tốc cùng đi qua thì tiến độ GPMB chậm thấy rõ: Ví dụ như tại Ninh Bình, trong khi dự án Cao Bồ - Mai Sơn có chiều dài 10,1km đã GPMB 8,07km/10,1km (đạt 79,9%). Tuy nhiên, tại dự án cao tốc Mai Sơn – QL45 qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 14,4 mới chỉ GPMB 2,7km (đạt 25,7%).

Hay như tại tỉnh Thanh Hoá (có 3 tuyến cao tốc đi qua), thì tiến GPMB còn nhiều, cụ thể, Dự án cao tốc Mai Sơn – QL 45 (đoạn qua tỉnh dài 49km) đã GPMB 33,7km (đạt 68,8%), tuy nhiên, tại dự án cao tốc QL 45 - Nghi Sơn (toàn bộ 34,2km qua tỉnh Thanh Hoá) mới chỉ GPMB 25,3km (đạt 58,6%). Tuy nhiên, tuyến cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu (đoạn qua tỉnh Thanh Hoá chỉ có 6,5km) nhưng mới GPMB 2km (đạt 30,8%).

Chậm trễ nhất trong GPMB phải nhắc đến tỉnh Khánh Hoà, trong khi GPMB cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo chỉ là “con số không”, thì tại dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm dài 49,1km (toàn bộ tuyến chạy qua tỉnh) cũng mới chỉ GPMB 8,4km (đạt 17,1%).

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật đánh giá, “trong khi nguồn vốn dành cho GPMB cao tốc Bắc – Nam đã giải ngân hết về địa phương, việc một số địa phương chậm trễ GPMB cho dự án trọng điểm quốc gia này là khó chấp nhận”.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng cho biết, “tại một số địa phương dù nơi có nhiều dự án đi địa bàn nhưng ghi nhận nhiều nỗ lực từ hệ thống chính trị của tỉnh cùng vào cuộc”.

“Ví dụ như Bình Thuận, có 3 dự án lớn như: Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đã GPMB 11,3/12km (đạt 94%); Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã GPMB 95/101km (đạt 94,1%); Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã GPMB 38,14km/47,67km (đạt 80%). Đây là điểm sáng tích cực trong GPMB mà các tỉnh khác cần học tập”, Thứ trưởng nói.

Khu tái định cư, hạ tầng kỹ thuật “làm khó” GPMB

Thứ trưởng Nguyễn Nhật chia sẻ: “Sau 1 năm triển khai, hiện tại đã có 457,42km được GPMB trong tổng số 653,61kmtoàn tuyến (đạt khoảng 70%), đây là con số đáng khích lệ, tuy nhiên, các tỉnh cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ GPMB, phấn đấu hoàn thành toàn bộ trong Quý II/2020”.

“Hiện tại “đường găng” căng thẳng nhất là việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật rất lớn. Toàn tuyến cần phải di dời 1.245 vị trí giao cắt đường điện; 25.436 m đường ống cấp nước các loại; 46.529 m cáp viễn thông các loại; 131 m đường ống xăng dầu… Bộ đã làm việc với các địa phương, các tập đoàn như Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)... thống nhất các phương án đền bù, GPMB, tuy nhiên, hiện tiến độ thực hiện chậm”, ông Nhật nói.

Thứ trưởng Nguyễn Nhật nhắc nhở các tỉnh chậm xây dựng 114 khu Tái định cư (TĐC), đặc biệt là các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang. Vì thế, cần phải đẩy nhanh tiến độ hành thành trước tháng 6/2020.

Ông Nguyễn Nhật cho biết thêm, “đến nay, tổng kinh phí giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 12.401 tỉ đồng đã được giải ngân hết cho địa phương, diện tích thu hồi khoảng 4.835 ha, tái định cư khoảng 3.690 hộ dân”.

“Vì vậy, đề nghị các địa phương, các chủ sở hữu, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật không tập trung quyết liệt để hoàn thành GPMB trong Quý II/2020 như đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ bàn giao toàn bộ mặt bằng trong quý 2-2020”, ông Nhật nói.

Theo Tạp chí Nhà Đầu tư

Chủ đề GPMB cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.