Sớm hoàn thiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh: dự thảo Đề án phát triển nông nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030 phải gắn với định hướng của Chính phủ và điều kiện thực tiễn của tỉnh.

Sáng 29/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh

Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Dự thảo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030 do lãnh đạo Sở NN&PTNT trình bày nêu quan điểm: Phát triển nông nghiệp hữu cơ là nhiệm vụ quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh; phải lấy thị trường làm mục tiêu gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, kinh tế tuần hoàn, góp phần phát triển du lịch sinh thái, hình thành một nền nông nghiệp đa giá trị; phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người nông dân và sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Quang Thọ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT trình bày dự thảo Đề án phát triển nông nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030.

Ngoài ra, ưu tiên lựa chọn các tập đoàn, DN có liên kết chuỗi sản phẩm để đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn; phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị trên cơ sở huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các nhà quản lý, nhà khoa học, các thành phần kinh tế, đặc biệt là DN, HTX...

Mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần ổn định đời sống cho người dân; nâng cao năng lực, khả năng tổ chức sản xuất, sức cạnh tranh trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn và tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp...

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh

Ông Lê Ngọc Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên: Cần đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo tập huấn cho cán bộ cơ sở về nông nông nghiệp hữu cơ, ban hành sổ tay nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh...

Mục tiêu cụ thể của Đề án:

Đến năm 2025: Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 491.390 triệu đồng, chiếm khoảng 3,5% giá trị sản xuất nông nghiệp; diện tích nhóm đất nông nghiệp chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ đạt khoảng 1 - 1,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích đất chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ và đạt tiêu chuân hữu cơ đạt khoảng trên 0,5 - 0,8% tổng diện tích đất trồng trọt trên các cây trồng: lúa, rau các loại, cây ăn quả... với diện tích 1.000 ha...

Đến năm 2030: Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 966.700 triệu đồng, chiếm 6,44% giá trị sản xuất nông nghiệp; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2 - 2,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 2% tổng diện tích trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau các loại, cây ăn quả... với quy mô 2.500 ha...

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh

Ông Bùi Phong An - Phó Giám đốc Sở KH&CN góp ý về chính sách thực hiện đề án, trong đó lưu ý các chính sách về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...

Nhiệm vụ của Đề án là lựa chọn vùng, đối tượng để chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị làm nơi tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân ra diện rộng...

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được hưởng các chính sách hiện hành theo quy định và các chính sách đặc thù; kinh phí thực hiện đề án được huy đồng từ nhiều nguồn...

Tại cuộc họp, các đại biểu tham gia góp ý hoàn thiện dự thảo đề án như: cần ban hành chính sách để triển khai thực hiện đề án, nhất là chính sách thu hút DN tham gia sản xuất hữu cơ; cần lựa chọn mô hình làm điểm gắn với chính sách hỗ trợ, triển khai chắc chắn, hiệu quả để nhân rộng.

Ngoài ra, tỉnh cần chọn một số DN và đồng hành cùng các địa phương xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể; cần phân định rõ sản xuất theo hướng hữu cơ và sản xuất đạt chuẩn hữu cơ; đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ cơ sở; ban hành sổ tay nông nghiệp hữu cơ Hà Tĩnh...

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kết luận cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu Sở NN&PTNT tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành, địa phương, đơn vị để sớm hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh lưu ý các nội dung của dự thảo đề án cần bám sát Quyết định số 885/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê đuyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030; kinh nghiệm của các tỉnh, thành có thế mạnh về sản xuất hữu cơ và thực tiễn sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đó, Sở NN&PTNT cần phối hợp, tiếp tục rà soát, nghiên cứu để hoàn thiện các nội dung của dự thảo đề án. Riêng phần đánh giá thực trạng cần nêu rõ những tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh; phân tích những khó khăn, vướng mắc của sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất nông nghiệp hữu cơ để lựa chọn đối tượng, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, phát huy hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, cần bổ sung các nội dung để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể gắn với thực tiễn và có tính khả thi; từ đó xây dựng hệ thống giải pháp, xác định rõ nhiệm vụ tổng quát, nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương, đơn vị để triển khai hiệu quả, có cơ sở đánh giá, tổng kết về sau.

Về chính sách hỗ trợ, các sở, ngành rà soát lại các chính sách, nhất là Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh để kịp thời tham mưu cho tỉnh bổ sung, điều chỉnh phù hợp thực tiễn và xây dựng các chính sách hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN, HTX tham gia sản xuất hữu cơ...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.