Sớm xây dựng thương hiệu sản phẩm hải sản khô Thạch Kim

(Baohatinh.vn) - Ở vùng bãi ngang xã Thạch Kim (Lộc Hà), song song với nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản là nghề chế biến hải sản khô. Nghề này được người dân ở đây coi là nghề truyền thống, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng biển.

som xay dung thuong hieu san pham hai san kho thach kim

Nghề chế biến hải sản khô tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều người dân Thạch Kim.

Vào những ngày đầu tháng 4, đi dọc con đường các thôn thuộc xã Thạch Kim, chúng tôi dễ dàng bắt gặp những chiếc phên làm bằng nứa, tre phơi các loại cá biển với mùi thơm đặc trưng. Có hàng chục năm theo nghề chế biến hải sản, anh Bùi Văn Tịnh - chủ một cơ sở SXKD, chế biến hải sản khô ở thôn Long Hải cho biết: Thu nhập chính của gia đình dựa vào nghề chế biến hải sản khô. Mỗi năm, gia đình anh bắt đầu hoạt động từ tháng 4 và đến khoảng tháng 9 thì nghỉ. Dù làm trong nửa năm nhưng nguồn lợi đủ nuôi sống cả gia đình trong cả năm.

Bà Nguyễn Thị Hà cho biết: “Tôi không nhớ theo nghề này tự bao giờ, từ lúc sinh ra, bố đi biển, mỗi khi tàu về được mẻ cá lớn, mẹ tôi đưa một nửa đi bán, nửa còn lại bảo chúng tôi phơi. Cứ thế cho đến nay, hằng ngày, tôi vẫn làm công việc này để nuôi sống cả gia đình”.

Được biết, nghề chế biến hải sản khô ở Thạch Kim mang lại nguồn thu nhập chính cho gần 50 hộ dân thuộc 6 thôn, giải quyết việc làm cho hơn 120 lao động địa phương. Thế nhưng, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nghề chế biến hải sản khô ở đây còn gặp khá nhiều khó khăn như: nhãn hiệu, bao bì chưa có, hợp tác sản xuất ở các tổ chưa thực sự gắn kết với nhau, dẫn đến những rào cản trong quá trình xây dựng thương hiệu. Vì thế, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu. Chất lượng các sản phẩm của Thạch Kim không thua một sản phẩm cùng loại nào trên thị trường, song giá thường thấp hơn 1-2 giá.

som xay dung thuong hieu san pham hai san kho thach kim

Sản lượng hải sản khô chủ yếu được tiêu thụ nội địa và các vùng phụ cận của tỉnh.

Ông Biện Ngọc Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim, cho biết: “Nghề chế biến hải sản khô tại địa phương đã được hình thành từ rất lâu, gắn liền với quá trình đánh bắt hải sản của ngư dân. Các cơ sở chế biến nằm hai bên tuyến đường ven biển nên rất thuận lợi trong việc thu mua cũng như vận chuyển. Hiện địa phương có 50 hộ sản xuất và nhiều cơ sở kinh doanh, chế biến hải sản khô, chủ yếu là cá nục, cá cơm, tôm, mực và các loại hải sản khác được hấp chín, đưa ra phên phơi khô. Sản lượng hải sản khô trên địa bàn mỗi năm ước đạt trên 100 tấn, chủ yếu được tiêu thụ nội địa và các vùng phụ cận của tỉnh. Đặc biệt, nghề chế biến hải sản khô đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm người dân trên địa bàn”.

Để “tiếp sức” cho nghề chế biến hải sản khô, chính quyền địa phương cần hỗ trợ tập huấn cho các hộ và cơ sở kinh doanh về quy trình chế biến, bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm; hỗ trợ cách áp dụng sản xuất sạch trong chế biến cá hấp; đặc biệt là tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Nếu giải quyết tốt những vấn đề này, tin rằng, nghề chế biến hải sản khô ở Thạch Kim sẽ phát triển mạnh trong tương lai, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhiều người dân.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.