Thầy đọc bài thơ, cả lớp bật khóc vì thương bạn, thương thầy

(Baohatinh.vn) - Năm 1968, khi học sinh Nguyễn Kim Thao (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị máy bay Mỹ ném bom vùi lấp, thầy Lê Đình Thanh (1945-2020) làm chủ nhiệm đã cùng mọi người đào bới, tìm kiếm. Thầy nghẹn ngào khóc học trò bằng những câu thơ xé gan ruột.

Trong ký ức của bao lớp học trò huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) từ 40 - 50 năm về trước còn in đậm hình ảnh nhà giáo Lê Đình Thanh (SN 1945) - người thầy tài năng, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” cao quý.

Năm 1963, sau khi tốt nghiệp loại giỏi, Trường Trung cấp Sư phạm (tiền thân của Trường Đại học Hà Tĩnh ngày nay), thầy giáo trẻ Lê Đình Thanh về nhận công tác ở Trường cấp 2 Thạch Việt nay là Trường THCS Nguyễn Thiếp (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà). Trường khi đó là nơi học tập của học sinh các xã phía Bắc của huyện.

Thầy đọc bài thơ, cả lớp bật khóc vì thương bạn, thương thầy

Nhà giáo Lê Đình Thanh.

Thầy có dáng người nho nhã, vầng trán rộng thông minh và rất thân thiện với học trò. Thầy dạy các môn khoa học xã hội: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Với đam mê nghề nghiệp, nỗ lực của cá nhân cộng với sự giúp đỡ của tập thể, sau 3 năm giảng dạy, thầy đã phấn đấu trở thành giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Sau đó mấy năm, với trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, thầy Lê Đình Thanh được Ban Giám hiệu cử làm Tổ trưởng Tổ xã hội của trường.

Thời kỳ giặc Mỹ leo thang ra bắn phá miền Bắc (năm 1964-1968 và 1972), trường phân chia thành các lớp học sơ tán về các thôn xóm. Thầy và trò lại cùng nhau lao động đào hào, đắp hầm, lũy để phòng tránh bom đạn. Có những buổi học, thầy trò phải nhiều lần xuống hầm trú ẩn khi máy bay gầm rú trên đầu. Khó khăn chồng chất nhưng thầy Lê Đình Thanh cùng với tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đoàn kết, nhất trí, chung sức đồng lòng, thực hiện tốt lời Bác Hồ căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu, vẫn phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”.

Thầy đọc bài thơ, cả lớp bật khóc vì thương bạn, thương thầy

Thầy giáo Lê Đình Thanh (thứ nhất bên trái, hàng đầu) cùng các thành viên trong Tổ xã hội Khối THPT chuyên Toán - Đại học Vinh năm 2002

Nhằm khơi dậy trong học sinh sự say mê, hứng thú trong học tập, thầy đã tự tạo ra phim đèn chiếu để trình chiếu bài dạy, sử dụng các hình ảnh trong các cuốn họa báo, cắt dán thành cuốn “album” để minh họa bài giảng cho học trò đồng thời còn tổ chức các buổi ngoại khóa văn học theo chuyên đề: văn học dân gian, văn thơ kháng chiến, thơ Tố Hữu… góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh.

Bản thân thầy Lê Đình Thanh năm nào cũng trực tiếp dạy môn văn lớp cuối cấp (lớp 7) và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Thầy không những rèn cho học sinh từng câu chữ mà còn luôn phát hiện, khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của học trò bằng các cuộc thi sáng tác thơ, văn.

Thầy Lê Đình Thanh luôn tâm niệm, dạy chữ chính là dạy người, dạy văn là dạy cái hay, cái đẹp; cần khơi dậy nơi học trò tình yêu văn chương, nghệ thuật, yêu thiên nhiên, đất nước, con người… Chính thầy đã viết về mảnh đất nơi mình sống làm lay động tâm hồn bao người: “Ai về Thạch Việt, Ba Giang. Quê hương nón trắng, tơ vàng là đây. Ba dòng nước biếc in mây. Thắm xanh đồng lúa, đẹp thay cây trồng”. Thầy đã truyền cho bao thế hệ học trò lòng say mê, sáng tạo trong học tập với khát vọng vươn lên chiếm lĩnh tầm cao tri thức của nhân loại.

Năm 1968, khi học sinh Nguyễn Kim Thao ở lớp thầy chủ nhiệm bị máy bay Mỹ ném bom vùi lấp, thầy cùng mọi người đã đào bới, tìm kiếm từ trưa đến chiều mới tìm thấy. Thầy đã nghẹn ngào khóc học trò bằng những vần thơ: “Gương mặt ngây thơ mới buổi nào. Khi em cất nón, cúi nghiêng chào. Lời nghe lảnh lót như chim hót. Em ở đâu rồi? Ơi Thao! Ơi Thao…!”. Thầy đọc bài thơ, cả lớp bật khóc vì thương bạn, thương thầy.

Thầy đọc bài thơ, cả lớp bật khóc vì thương bạn, thương thầy

Thầy giáo Lê Đình Thanh (thứ 3 từ trái sang) giao lưu cùng các học trò trong ngày hội trường tại Trường THCS Nguyễn Thiếp, xã Việt Tiến, Thạch Hà (năm 2012)

Thời gian như dòng sông mải miết trôi, 15 năm (1963-1978) gắn bó với quê hương Thạch Việt (nay là xã Việt Tiến), nhà giáo Lê Đình Thanh đã cống hiến trái tim và nghị lực, nhiệt tình và tri thức của những năm tháng đẹp nhất tuổi thanh xuân cho việc chăm lo, dìu dắt thế hệ trẻ. Thầy liên tục nhiều năm là giáo viên giỏi cấp tỉnh, được bình chọn là chiến sỹ thi đua, báo cáo điển hình tại Đại hội liên hoan chiến sĩ thi đua Công - Nông - Binh toàn tỉnh (tháng 3/1969) và vinh dự được tặng Huy hiệu Bác Hồ.

Tổ xã hội do thầy “đứng mũi chịu sào” nhiều năm được công nhận là Tổ Lao động XHCN, Trường cấp 2 Thạch Việt đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Đền đáp công ơn to lớn của thầy, nhân dân và học sinh Thạch Việt coi thầy như người thân trong nhà, hết lòng cưu mang, đùm bọc. Khi thầy xây dựng gia đình, cấp ủy, chính quyền và hội phụ huynh đã vận động mọi người dựng cho thầy một ngôi nhà khang trang để giúp thầy an tâm công tác. Thầy giỏi ắt có trò giỏi, các thế hệ học sinh Trường cấp 2 Thạch Việt đã luôn phấn đấu, trưởng thành trên mọi lĩnh vực, công tác khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhiều người là những kỹ sư, bác sỹ, giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giáo dục xuất sắc…

Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, với khao khát tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để cống hiến được nhiều hơn, thầy Lê Đình Thanh đã theo học chương trình cử nhân và cao học tại Khoa văn, Đại học sư phạm Vinh. Tốt nghiệp thủ khoa, thầy được giữ lại trường, tham gia giảng dạy môm Văn tại Khối THPT chuyên Toán (nay là Trường THPT Chuyên - Đại học Vinh). Hơn 20 năm gắn bó với trường, trên cương vị tổ trưởng chuyên môn, thầy tiếp tục miệt mài “truyền lửa” cho các thế hệ học sinh ở nhiều miền quê.

Thầy đọc bài thơ, cả lớp bật khóc vì thương bạn, thương thầy

Năm 2011, thầy vui mừng gặp lại học trò cũ.

Ghi nhận những cống hiến to lớn trong hơn 40 năm công tác của nhà giáo Lê Đình Thanh đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ, Đảng và Nhà nước đã tặng thầy Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng…

Năm 2020, nhà giáo Lê Đình Thanh tuổi đã cao, sức yếu, nhưng khuôn mặt vẫn rạng ngời hạnh phúc khi gặp lại học trò đến tặng hoa và chúc mừng thầy nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Thế nhưng, chỉ hai tuần sau thầy đã đột ngột rời “cõi tạm” về an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng trong niềm thương tiếc khôn nguôi của người thân, đồng nghiệp và các thế hệ học trò. Các thế hệ học sinh mãi mãi nhớ và biết ơn thầy, người trọn đời tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” cao quý!.

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống