Thiếu nước cục bộ, nông dân Hà Tĩnh xoay đủ đường chống hạn cho lúa

(Baohatinh.vn) - Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến một số vùng sản xuất ở Hà Tĩnh bị thiếu nước cục bộ, bà con nông dân đã phải huy động máy dã chiến bơm nước, khơi thông dòng chảy để chống hạn.

Thiếu nước cục bộ, nông dân Hà Tĩnh xoay đủ đường chống hạn cho lúa

Chị Trần Thị Lam thường xuyên ra đồng để “ép” nước vào chân ruộng để còn kịp tỉa dặm, bón thúc.

Mấy ngày nay, chị Trần Thị Lam (thôn Kỷ Các, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà) luôn phải lỉnh kỉnh mang đồ nghề ra đồng để bơm nước chống hạn cho 3 sào lúa của gia đình. Chị Lam cho biết: “Do nằm ở khu vực cuối kênh của xã, nước về chậm nên trời nắng nóng tôi vẫn phải ra đồng để “ép” nước vào chân ruộng còn kịp tỉa dặm, bón thúc”.

Cách đó không xa, chị Nguyễn Thị Mai cũng đang đội nắng để cấy bổ sung số diện tích bị ốc bươu vàng tấn công trước đó. Chị Hương cho biết: “Phải chờ nước khá lâu nên đến nay tôi mới cấy bổ sung được. Nhiều diện tích xung quanh đây cũng chậm phát triển hơn các vùng khác do thiếu nước cục bộ”.

Thiếu nước cục bộ, nông dân Hà Tĩnh xoay đủ đường chống hạn cho lúa

Người dân Tân Lâm Hương nhanh chóng tập trung ra đồng chăm sóc lúa khi nước bơm về đồng.

Được biết, xã Tân Lâm Hương có khoảng 15 ha thiếu nước cục bộ, tập trung ở các thôn Kỷ Các, Phái Nam, Minh Đình nên chính quyền, người dân đã phải tập trung huy động nhân, vật lực nhanh chóng bơm nước về ruộng.

Ông Trần Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương cho biết: “Là địa phương nằm đầu nguồn nước nhưng lại ở cuối kênh nên nhiều khu vực của xã cao rất khó để tiếp cận nước tưới. Cách đây 3 ngày, một số khu vực đồng khô khốc, lúa bắt đầu héo rũ vì nước về chậm nên xã đã tổ chức họp ban chống hạn của địa phương, cử cán bộ theo dõi đốc thúc lấy nước về cho dân. 2 máy bơm công suất lớn, hàng chục máy bơm dã chiến của người dân hoạt động liên tục. Đến thời điểm này, tình hình đã ổn định hơn, nước về đến ruộng thì người dân đã nhanh chóng tập trung tỉa dặm, bón thúc”.

Thiếu nước cục bộ, nông dân Hà Tĩnh xoay đủ đường chống hạn cho lúa

Người dân xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) dùng máy bơm dã chiến bơm nước về ruộng.

Trên các cánh đồng của thôn Liên Thanh, Liên Hà, Liên Nhật (xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh), một số diện tích lúa cũng đang “ngóng” nước đổ về. Người dân đã phải huy động máy bơm, khơi thông dòng chảy và túc trực thường xuyên để lấy nước được chừng nào hay chừng đó.

Anh Phan Văn Đoài (thôn Liên Thanh, Thạch Hạ) cho biết : “Vì nước về chậm nên 2 sào đất của gia đình không thể cấy kịp như kế hoạch ban đầu. Hôm qua (29/6 - PV) khu vực này mới bắt đầu có nước chảy về nên dù thời tiết nắng nóng nhưng tôi vẫn phải tranh thủ đưa nước vào để cấy cho kịp thời vụ”.

Thiếu nước cục bộ, nông dân Hà Tĩnh xoay đủ đường chống hạn cho lúa

Một số khu vực của xã Thạch Hạ, xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) xảy ra tình trạng thiếu nước

Theo ông Trương Thế Kỷ - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ, nước về chậm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất của địa phương, một số vùng bị chậm lịch thời vụ khá nhiều; nơi gieo cấy rồi thì cây lúa chậm sinh trưởng, đẻ nhánh. Thậm chí, gần 10 ha đất của thôn Đông Đoài những năm trở lại đây khó khăn về nguồn nước nên người dân đành phải bỏ hoang, không sản xuất được.

Từ đầu vụ sản xuất hè thu 2022, hơn 1.000ha lúa trên toàn tỉnh được dự báo sẽ thiếu nước, chủ yếu thuộc các vùng cuối kênh. Trong điều kiện nắng nóng kéo dài, ít mưa từ đầu tháng 6 đến nay, tình hình nước ở các khu vực này càng thêm khó khăn, khiến nhiều địa phương, bà con nông dân vất vả trong sản xuất.

Thiếu nước cục bộ, nông dân Hà Tĩnh xoay đủ đường chống hạn cho lúa

Nước về chậm khiến sự phát triển của cây lúa trong giai đoạn này bị ảnh hưởng khá nhiều.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh, thời điểm hiện tại, các trà lúa chính đã vào thời kì đẻ nhánh, bà con nông dân đang tiến hành tỉa dặm và bón thúc cho đợt sinh trưởng đầu tiên vì thế nhu cầu tưới dưỡng là rất lớn.

Thiếu nước cục bộ, nông dân Hà Tĩnh xoay đủ đường chống hạn cho lúa

Người dân cần duy trì liên tục mực nước từ 2 - 3cm ở chân ruộng để đảm bảo dinh dưỡng cho cây đẻ nhánh.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh cho hay: “Đây là thời điểm quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, phải duy trì liên tục mực nước từ 2 - 3cm ở chân ruộng để đảm bảo dinh dưỡng cho cây đẻ nhánh.

Các địa phương cần có giải pháp sớm về điều tiết nguồn nước phù hợp như: khuyến cáo người dân thực hiện theo dõi đắp bờ, giữ nước; xây dựng phương án sử dụng những trục kênh, kênh dẫn, khe lạch có thể giữ nước tốt để bơm tát, chống hạn; lắp đặt máy bơm dã chiến khi cần thiết; chuyển tạo nước nguồn ở công trình khác khi cần nhằm chống hạn".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.