(Baohatinh.vn) - Từ đặc sản miền biển, anh Nguyễn Văn Gia (thôn Nam Hải, Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tạo ra 2 sản phẩm chả mực và nước mắm được công nhận OCOP 3.
Anh Nguyễn Văn Gia (SN 1983, trú thôn Nam Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) - chủ cơ sở sản xuất chả mực và nước mắm Hoàng Gia Lan là người đã "khai sinh" 2 sản phẩm OCOP 3 sao mang đậm hương vị quê nhà là chả mực và nước mắm. Từng làm việc trong lĩnh vực chế biến hải sản tại Nhật Bản, với mong muốn làm đa dạng các sản phẩm của vùng biển Thạch Hải và đưa hương vị quê hương đến với mọi miền Tổ quốc, anh Gia cùng vợ là chị Trần Thị Lan đã tìm hiểu cách chế biến sản phẩm chả mực sao cho thật ngon và mang vị đặc trưng. Để có được thành phẩm thơm ngon, theo anh Gia, điều quan trọng nhất là nguyên liệu đầu vào phải thật tươi. Mực sau khi sơ chế được cho vào cối để giã nhuyễn. Quá trình này đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Thành phẩm đạt tiêu chuẩn là mực được xay mịn, gia vị vừa phải... Bên cạnh đó, cách nhào nặn để có thể đóng gói chuẩn, đưa những khay chả mực đẹp mắt đến tay khách hàng cũng yêu cầu người làm thực sự khéo léo, cầu toàn. Hiện tại, chả mực Hoàng Gia Lan được đóng gói thành khay 500g với giá bán 150.000 đồng/khay.
Bên cạnh sản phẩm chả mực, nước mắm Hoàng Gia Lan cũng nức tiếng gần xa. Quá trình sản xuất nước mắm được anh Gia tìm tòi, nghiên cứu trên cơ sở công thức truyền thống cha ông để lại. (Ảnh: Chủ cơ sở sản xuất kiểm tra thành phẩm trong những chum nước mắm đã được ủ trong thời gian 2 năm). Cũng như chả mực, để nước mắm đạt được độ tươi, ngon đòi hỏi nguồn nguyên liệu tươi mới. Khi thuyền cập bến, bất cứ vào thời gian nào, anh Gia và vợ đều huy động nhân công để sơ chế nguyên liệu, đảm bảo thực sự tươi ngon. Bên cạnh đó, vợ chồng anh Gia cải thiện công nghệ sản xuất để nước mắm giữ được hương vị truyền thống nhưng mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Bước ngoặt của doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2020 - khi anh Gia quyết định thử sức với sân chơi OCOP, sản phẩm ngày càng được chủ doanh nghiệp đầu tư, áp dụng những công nghệ mới. Nước mắm Hoàng Gia Lan có màu hổ phách, vị thanh và mùi thơm dịu. Vào mùa cá (từ tháng 12 đến tháng 1 dương lịch), cơ sở duy trì 4 lao động thường xuyên cùng 6 lao động thời vụ.
Nước mắm sau quá trình xử lý ra thành phẩm sẽ được đóng chai và dán nhãn để nhận diện thương hiệu. Hiện nay, nước mắm Hoàng Gia Lan được đóng nhiều cỡ chai: loại 500ml (70.000 đồng), 1 lít (100.000 đồng), 2 lít (190.000 đồng), 5 lít (480.000 đồng)... Cuối tháng 12/2021, sản phẩm chả mực và nước mắm lọt vào danh sách 88 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Theo đó, trung bình mỗi năm, doanh nghiệp sản xuất từ 2.500kg chả mực, 6.000 lít nước mắm, 780kg các sản phẩm vùng biển như cá thu, ram tôm, tôm nõn... Mỗi năm, doanh nghiệp tư nhân Hoàng Gia Lan thu 2,5 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 800 triệu đồng. Để các nhãn hàng của mình được nhiều người biết đến, ngày 22/4/2023, anh Gia khai trương cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của huyện Thạch Hà. Qua đó, giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm có chất lượng trên địa bàn và kết nối giữa các nhà sản xuất với thị trường. Du khách đến với vùng biển Thạch Hải sẽ được giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP đặc trưng của Thạch Hà nói riêng và Hà Tĩnh nói chung. Việc nước mắm Hoàng Gia Lan được giới thiệu rộng rãi tại các hội chợ giúp sản phẩm tiếp cận nhiều hơn người tiêu dùng.
Các địa phương ở Hà Tĩnh cần bổ sung quỹ đất dự phòng, thực hiện tiêu hủy an toàn nhằm ngăn ngừa phát tán dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Sau thành công của mô hình trồng táo Đài Loan ở một số địa phương Hà Tĩnh, cây táo đại Đài Loan đã được đưa về trồng tại xã Cẩm Lạc, bước đầu cây sinh trưởng tốt.
Mô hình chăn nuôi hươu của HTX Sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch Xuyên Sơn (Hà Tĩnh) là một điển hình cho sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hà Tĩnh triển khai cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 với tinh thần quyết tâm và nỗ lực cao nhất, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong giai đoạn tới.
Những ngày qua, bà con ngư dân xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) tích cực bám biển khai thác ruốc biển, mỗi thuyền trở về cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ngày.
Dễ nuôi, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi cá chim vây vàng đang được nhiều người dân Hà Tĩnh triển khai ở những vùng nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Hà Tĩnh ghi nhận các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nếu không được kiểm soát kịp thời.
Từ 1/7 đến hết ngày 30/7, trên phạm vi cả nước sẽ diễn ra cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tại Hà Tĩnh, đến nay công tác chuẩn bị đã được các đơn vị, địa phương hoàn tất.
Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, người trồng mai ở Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khoan thêm giếng để lấy nước tưới, tấp rơm vào gốc, bón thêm phân vi sinh... để chống hạn cho cây.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phân công cán bộ thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định diện tích cần phòng trừ, kỹ thuật phòng trừ.
Thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại trên lúa hè thu đầu vụ tại Hà Tĩnh.
Bà con nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tranh thủ điều tiết nước vào chân ruộng, tập trung chăm sóc, tỉa dặm để lúa hè thu phát triển tốt, kịp thời vụ.
Là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, sau những thành công bước đầu, những năm gần đây, phong trào làm vườn mẫu nhiều nơi ở Hà Tĩnh đang có sự chững lại.
Những mô hình được đầu tư bài bản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ con giống, nhiều hộ dân tại xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có thêm nguồn thu nhập cao nhờ phát triển mô hình nuôi chồn hương.
Nội dung giám sát công tác thu thập thông tin tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh gồm giám sát công tác tập huấn nghiệp vụ và công tác thu thập thông tin phiếu điều tra.
Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để “tiếp sức” cho ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, đảm bảo an toàn.