Cao su Hương Khê cần giải quyết tốt việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai

(Baohatinh.vn) - Sáng 10/4, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do Trưởng ban Nguyễn Trọng Nhiệu chủ trì có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, công tác quản lý và bảo vệ rừng cùng một số nội dung khác.

Cao su Hương Khê cần giải quyết tốt việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai ảnh 1

Công ty Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh được UBND tỉnh giao và cho thuê gần 17.098 ha trên địa bàn 4 huyện, trong đó có hơn 15.516 ha rừng sản xuất, hơn 8.591 ha trồng cao su, còn lại là rừng phòng hộ.

Hiện diện tích vườn cây cao su của doanh nghiệp đang có hơn 4.863 ha, toàn bộ diện tích này được tập đoàn đánh giá là đạt quy trình kỹ thuật; riêng năm 2014, doanh nghiệp đã đầu tư với tổng trị giá hơn 170.707 triệu đồng để phục vụ nhiệm vụ SXKD, doanh thu 2,94 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động 3,8 triệu đồng/người/ tháng.

Cao su Hương Khê cần giải quyết tốt việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai ảnh 2

Đại diện Hạt kiểm lâm Hương Khê báo cáo tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng gữa người dân trên địa bàn với công ty và khẳng định, do nhiều nguyên nhân khác nhau và tính chất phức tạp của vụ việc nên việc thu hồi đât lần chiếm của người dân tại tiểu khu 192 Hòa Hải là không thể thực hiện được.

Công ty phấn đấu từ nay đến năm 2020 sẽ trồng mới 2.150 ha cao su, khai thác 3.690 tấn sản phẩm; trồng 400 ha keo và 250 cây dương liệu, dược liệu; đưa doanh thu đạt gần 152.693 triệu đồng, lợi nhuận trước thuề gần 5.097 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng đạt 5 triệu đồng…

Cao su Hương Khê cần giải quyết tốt việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai ảnh 3

Đại diện Chi cục Thi hành án dân sự Hương Khê báo cáo việc thực hiện thi hành án đối với vụ án ông Lê Hữu Chí (Hương Giang) thua kiện và phải hoàn trả lại cho Công ty hơn 7 ha đất lâm nghiệp.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng thuộc địa bàn đơn vị quản lý, hàng năm, công ty đã tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách với 45 người, được huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành và trang bị dụng cụ, phương tiện làm việc. Hàng năm, công ty cũng đã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, phối hợp có hiệu quả với chính quyền và các cơ quan chức năng để bảo vệ tốt tài sản được giao. Nhờ vậy, từ năm 2003 đến nay, lực lượng bảo vệ của công ty đã phối kết hợp với các cấp, các ngành kiểm tra, xử lý 29 vụ lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, thu hồi gần 290 ha, giải quyết dứt điểm 6/7 vụ chống đối người thi hành công vụ, xử lý 22 vụ trâu bò phá hoại vườn cây và 3 vụ cháy rừng…

Cao su Hương Khê cần giải quyết tốt việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai ảnh 4

Lãnh đạo UBND huyện Hương Khê cho rằng, hiện nay chưa có căn cứ để có thể đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế từ cây cao su nhưng trong thời gian qua doanh nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Liên quan đến việc tranh chấp, lấn chiếm đất rừng tại Tiểu khu 192 ở Hòa Hải (Hương Khê), công ty đã vào cuộc tích cực, có sự phối kết hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng để thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản 2532 ngày 17/6/2014 về việc xử lý kiến nghị của Ban Pháp chế HĐND tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc xử lý tranh chấp không thực hiện có hiệu quả, tình trạng lấn chiếm vẫn xẩy ra, công ty và các cơ quan chức chưa thể xử lý triệt để, doanh nghiệp khó thu hồi diện tích này…

Việc xử lý tranh chấp ở Hòa Hải không hiệu quả, tình trạng lấn chiếm vẫn xẩy ra

Việc xử lý tranh chấp ở Hòa Hải không hiệu quả, tình trạng lấn chiếm vẫn xẩy ra

Kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trọng Nhiệu đề nghị công ty cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết tốt tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai; phải khẳng định quyền làm chủ của mình trước các diện tích được giao để hạn chế tranh chấp, gây mất ổn định tình hình; chú ý xây dựng chiến lược phát triển cây cao su, có đánh giá khách quan trước khi mở rộng diện tích; mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại cây để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Riêng về các vụ việc tranh chấp cụ thể, huyện và các cơ quan chuyên môn phải tập trung giải quyết dứt điểm, nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và lợi ích của nhân dân…

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.