(Baohatinh.vn) - Tàu Tân Cảng Sài Gòn cập cảng Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) thực hiện các thủ tục liên quan bằng phương thức điện tử để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực cảng biển.
Đúng 17h30 phút chiều 18/6, chuyến tàu thứ 5 của Tân Cảng Sài Gòn đã cập cảng Vũng Áng.
Đúng 17h30 phút chiều nay 18/6, tàu Tân Cảng Pioneer đã cập cảng Vũng Áng với 17 thành viên thủy thủ đoàn.
Toàn bộ số container đã được phun khử khuẩn, các thủy thủ trên tàu chấp hành nghiêm công tác phòng dịch tại khu vực cảng biển.
Theo đó, khi tiếp nhận tàu vào cảng, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt đã tiến hành giải quyết thủ tục cho tàu Tân Cảng Pioneer thông qua phương thức điện tử; thuyền viên trên tàu không được lên bờ; khi xếp dỡ hàng hoá đều thông qua bộ đàm và điện thoại; không cho phép người trên bờ tiếp xúc với thuyền viên trên tàu để đảm bảo phòng dịch...
Công ty đặc biệt thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng, chống dịch trong toàn bộ hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt tại cảng Vũng Áng. Bên cạnh công tác tuyên truyền, ngăn ngừa dịch bệnh, đơn vị đã trang cấp hàng nghìn khẩu trang cho cán bộ, nhân viên, khách hàng, thủy thủ, người lao động; trang bị hàng trăm chai nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn ở những nơi cần thiết; tẩy rửa sát trùng tại những khu vực đông người bằng Cloramin B…
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt
Việc xếp dỡ container được thực hiện cơ giới hoá, liên lạc qua bộ đàm, không tiếp xúc trực tiếp với các thành viên thuỷ thủ đoàn để đảm bảo công tác phòng, dịch Covid-19.
Tàu Tân Cảng Pioneer cập cảng lần này do Công ty CP Tiếp vận Tân Cảng miền Bắc khai thác vận chuyển từ cảng Tân Cảng 189 (Hải Phòng) cập cảng Vũng Áng để xếp dỡ container, sau đó vận chuyển đến cảng Tân Cảng Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh).
Dự kiến, việc xếp dỡ hàng sẽ hoàn tất vào sáng mai (19/6) để kịp cho tàu Tân Cảng Pioneer mang hàng rời cảng Vũng Áng vào TP. Hồ Chí Minh.
Được biết, trước đó, cảng Vũng Áng từng đón 4 chuyến tàu của Tân Cảng Sài Gòn.
Tàu Tân Cảng Pioneer của Công ty CP Vận tải biển Tân Cảng (Tân Cảng Shipping), là thành viên thuộc hệ thống Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Tàu Tân Cảng Pioneer cập cảng Vũng Áng là chuyến tàu được triển khai trên cơ sở hợp tác giữa Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cùng các đơn vị thành viên là Công ty CP Tiếp vận Tân Cảng Miền Bắc, Công ty CP Vận tải biển Tân Cảng.
Theo đó, các đơn vị hợp tác triển khai tuyến dịch vụ vận tải biển nội địa kết nối hàng hóa Hải Phòng - Vũng Áng - TP Hồ Chí Minh và ngược lại.
Lắp đặt điện mặt trời không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu xanh hóa năng lượng tại Hà Tĩnh.
Hàng trăm hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh đã lựa chọn chuyển đổi mô hình doanh nghiệp để nâng cao năng lực và tiếp cận các cơ hội kinh doanh lớn theo Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ phải chịu thuế quan 20% thay vì 46% như tuyên bố hồi tháng 4/2025 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, giúp doanh nghiệp Hà Tĩnh có cơ hội mở rộng xuất khẩu.
Thời tiết nắng nóng, hóa đơn tiền điện của nhiều hộ dân Hà Tĩnh “nhảy vọt”. Tiết kiệm điện, kiểm soát điện năng qua app là cách giúp người dân hạn chế tiền điện tăng bất thường.
Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh.
6 tháng đầu năm 2025, Hà Tĩnh đã thu hút 20 dự án đầu tư, trong đó có 2 dự án FDI. So với cùng kỳ năm 2024, số lượng dự án tăng thêm 3 và tổng vốn đăng ký gấp 3 lần.
6 tháng năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 4,62% so với cùng kỳ. Bức tranh công nghiệp đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế xanh và công nghệ cao.
Tuyến cao tốc Vũng Áng - Bùng (dài 55 km) nối Hà Tĩnh với Quảng Trị dự kiến thông xe vào ngày 19/8 tới, cùng với hai đoạn tuyến khác thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 là Vạn Ninh - Cam Lộ và Hòa Liên - Túy Loan.
Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tổng quan trong quý III/2025, có 50% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến – chế tạo trên địa bàn Hà Tĩnh cho rằng hoạt động tốt hơn so với quý II.
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh được đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, với mức độ tự động hóa cao, áp dụng công nghệ tiên tiến từ các đối tác hàng đầu thế giới.
Nhờ mức tăng trưởng khá từ các dự án khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh đạt hơn 26.846 tỷ đồng, tăng 6,14% so với cùng kỳ năm trước.
Thuế tỉnh Hà Tĩnh có 6 đội thuế cơ sở, phụ trách quản lý địa bàn 69 xã. Ông Trương Quang Long - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XI giữ chức Trưởng Thuế tỉnh Hà Tĩnh.
Quý III/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) nỗ lực thực hiện các giải pháp, sớm về đích mục tiêu sản xuất trên 1,2 tỷ kWh, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ phát triển đất nước.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành. Đây được xem là làn gió mới đối với cộng đồng doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp Hà Tĩnh kỳ vọng những gì đối với mô hình chính quyền 2 cấp này?
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast đi vào hoạt động cùng với các dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Hà Tĩnh, thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng bền vững.
Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Sáng 29/6, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Hệ thống phòng, chống sạt lở trên cao tốc Vũng Áng - Bùng qua Hà Tĩnh và Quảng Bình (tỉnh Quảng Trị mới) được tính toán kỹ lưỡng, góp phần giảm nguy cơ đất đá tràn ra mặt đường.
Ngày 29/6 tới, Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ chính thức khánh thành, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển ngành công nghiệp ô tô điện của Việt Nam.
Dù gặp một số khó khăn nhưng nhà thầu vẫn nỗ lực triển khai thi công, phấn đấu giữa tháng 7 sẽ khoan thông hầm Đèo Ngang nối tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình (sắp tới là tỉnh Quảng Trị)
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng hình thức đầu tư tư nhân cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam nhằm mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp vào dự án quan trọng quốc gia.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 24/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát tiến độ các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi nhưng các kỹ sư, công nhân vẫn quyết tâm cao nhất, bám công trường để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình cầu số 1, cao tốc Vũng Áng – Bùng, đoạn qua Hà Tĩnh.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng phương án chi tiết, huy động nguồn lực đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, thông suốt trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi THPT.
Sở Công thương Hà Tĩnh đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN xem xét bổ sung danh mục đầu tư đường dây 500kV đấu nối Nhà máy điện khí LNG Vũng Áng III đồng bộ với tiến độ thực hiện dự án nhà máy.
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế TP Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc, là nền tảng vững chắc để TP Hà Tĩnh chuẩn bị chuyển mình, bước sang giai đoạn phát triển mới.