(Baohatinh.vn) - 11 hộ dân xã Tân Dân do không có nhân lực và điều kiện giải tỏa nhà cửa, công trình phụ trợ và cây cối trên đất đã được các lực lượng huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) hỗ trợ để bàn giao mặt bằng hành lang dự án đường dây 500 kV mạch 3.
Sáng 14/6, huyện Đức Thọ đã huy động trên 500 nhân lực giúp 11 hộ dân GPMB hành lang dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) thuộc địa bàn tại thôn Long Sơn và thôn Lộc Phúc, xã Tân Dân.
Các lực lượng giúp dân tháo dỡ nhà cửa nằm dưới hành lang lưới điện
Dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) đi qua địa bàn huyện Đức Thọ có 6 xã bị ảnh hưởng gồm: Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Tân Dân, Hòa Lạc và Tùng Ảnh với chiều dài tuyến khoảng 15,3 km với 33 vị trí móng trụ.
Đến nay, huyện đã chi trả xong tiền bồi thường 33/33 vị trí móng cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để xây dựng dự án. Đơn vị thi công đã đúc móng hoàn thành 33/33 vị trí, dựng cột hoàn thành 23/33 vị trí. Dự kiến đến ngày 30/6 việc kéo dây sẽ hoàn thành, đúng tiến độ đề ra.
Lãnh đạo huyện Đức Thọ động viên các gia đình thuộc diện phải tháo dỡ nhà ở.
Về di dời GPMB, các hộ gia đình có nhà cửa và các công trình phụ trợ, cây cối nằm trong hành lang lưới điện gồm: Tân Dân 11 hộ, Đức Đồng 3 hộ, Hòa Lạc 2 hộ.
Theo đó, các xã Đức Đồng và Hòa Lạc đã hoàn thành việc di dời nhà cửa, công trình phụ trợ, cây cối và đã bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Còn 11 hộ ở xã Tân Dân, tuy đã nhận tiền đền bù, triển khai xây dựng nhà ở mới trong khu đất của mình nhưng chưa giải tỏa nhà ở cũ cùng các công trình phụ trợ, cây cối trong phạm vi phải giải tỏa một phần do không có nhân lực và điều kiện để giải tỏa.
Máy móc được huy động để tháo dỡ.
Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng bồi thường GPMB huyện Đức Thọ cho biết, trước tình hình 11 hộ dân xã Tân Dân không có nhân lực và điều kiện để giải tỏa nhà cửa, công trình phụ trợ và cây cối trên đất để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, UBND huyện đã huy động trên 500 nhân lực của các tổ chức như: hội CCB, hội nông dân, hội phụ nữ, lực lượng DQTV, đoàn thanh niên trong toàn huyện và lực lượng tại chỗ của xã để hỗ trợ giải tỏa, phấn đấu bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư trước ngày 15/6/2024.
Công tác giải phóng mặt bằng được các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện quyết liệt để bàn giao mặt bằng cho các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
Chủ động, linh hoạt khắc phục khó khăn về thị trường, chi phí sản xuất, tỷ giá USD gia tăng…, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đang nỗ lực để sớm hoàn thành mục tiêu trong quý II/2025.
Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn (nước Cộng hòa DCND Lào) bày tỏ sự ấn tượng trước quy mô và sự phát triển năng động của các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, logistics.
Giá điện tăng 4,8% đã tạo thêm sức ép với khách hàng sử dụng điện. Trong bối cảnh chi phí sản xuất bị “đội lên”, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động thích ứng, “kích hoạt” các giải pháp tiết kiệm điện.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng về cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung liên quan.
Các dự án điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà trên địa bàn góp phần giảm quá tải lưới mùa nắng nóng khi bán cho EVN gần 14% sản lượng điện tỉnh Hà Tĩnh tiêu thụ trong một năm.
Hoạt động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện mới chính thức được áp dụng. Theo đó, mỗi hộ dân tại Hà Tĩnh sẽ chi trả thêm tiền điện hằng tháng với mức tăng tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Nguồn kinh phí Hà Tĩnh phân bổ thực hiện khuyến công địa phương năm 2025 là 1,8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển.
Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Với số thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng (bằng 47% dự toán được giao, tăng 24% so với cùng kỳ), Hà Tĩnh đang hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm.
Trên tuyến cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng ở Hà Tĩnh vừa được đưa vào khai thác, có khá nhiều vị trí bên phải tuyến theo chiều di chuyển Bắc - Nam được lắp đặt tường chống ồn.
Những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các kỹ sư, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực bám sát các quy trình, vận hành an toàn, ổn định 2 tổ máy phát điện tổng công suất 1.200 MW.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai các phương án tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tình hình giao thông ngày đầu khi cao tốc từ Bãi Vọt tới Vũng Áng ở Hà Tĩnh được đưa vào khai thác khá thông thoáng, tài xế phấn khởi, vui vẻ khi đi lại thuận lợi, rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển
Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt đi vào khai thác góp phần phát triển hạ tầng cảng biển Hà Tĩnh, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics, thúc đẩy lưu thông hàng hóa thuận lợi.
Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt diễn ra tại Khu kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Công trình góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Tuyến chính cao tốc qua Hà Tĩnh sắp được đưa vào khai thác, vậy nên, việc tài xế nắm rõ các loại biển báo giao thông là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu