Hà Tĩnh đề nghị chuyển đổi 539 ha đất rừng, đất trồng lúa để thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baohatinh.vn) - Phó Giám đốc Sở TN&MT Trần Hữu Khanh cho biết, Hà Tĩnh đã có báo cáo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2022 đoạn qua địa bàn, gửi các bộ, ngành xem xét, thẩm định.

Hà Tĩnh đề nghị chuyển đổi 539 ha đất rừng, đất trồng lúa để thi công cao tốc Bắc - Nam

Phần diện tích đất lúa nằm trong phạm vi GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam ở xã Nam Điền, huyện Thạch Hà.

Tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 đi qua Hà Tĩnh có 3 dự án thành phần Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Vũng Áng - Bùng với tổng chiều dài 102,5 km, qua địa bàn 34 xã, thị trấn của 6 huyện, thị xã, gồm: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh.

Căn cứ theo hồ sơ xác định hướng tuyến, phạm vi của dự án do chủ đầu tư cung cấp cùng bản đồ địa chính các địa phương thì để đáp ứng việc triển khai công trình, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa ở Hà Tĩnh là 539,02 ha (8.296 thửa đất). Trong đó, đất trồng lúa 2 vụ trở lên 357,09 ha; đất trồng lúa nước còn lại 14,38 ha; đất rừng sản xuất 136,74 ha; đất rừng phòng hộ 30,81 ha.

Cụ thể, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất trồng lúa ở huyện Đức Thọ là 31,45 ha (31,3 ha đất trồng lúa 2 vụ; 0,15 ha đất trồng lúa nước còn lại); huyện Can Lộc là 139,89 ha (134,94 ha đất trồng lúa 2 vụ; 4,41 ha đất trồng lúa nước còn lại; 0,54 ha rừng sản xuất); Thạch Hà là 84,41 ha (82,13 ha đất trồng lúa 2 vụ; 0,34 ha đất trồng lúa nước còn lại; 1,94 đất rừng sản xuất);

Cẩm Xuyên là 112,12 ha (100,65 ha đất trồng lúa 2 vụ và 7,21ha đất trồng lúa nước còn lại, 4,26 ha đất rừng sản xuất); huyện Kỳ Anh là 120,94 ha (6,27 ha đất trồng lúa 2 vụ; 1,83 ha đất trồng lúa nước còn lại, 92 ha đất rừng sản xuất, 20,84 đất rừng phòng hộ), TX Kỳ Anh là 50,2 ha (1,79 ha đất trồng lúa 2 vụ; 044 ha đất trồng lúa nước còn lại, 38 ha đất rừng sản xuất, 9,97 đất rừng phòng hộ).

Hà Tĩnh đề nghị chuyển đổi 539 ha đất rừng, đất trồng lúa để thi công cao tốc Bắc - Nam

Hà Tĩnh đã thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng 100,85 ha rừng tại địa bàn phục vụ triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam.

Trước đó, cũng nằm trong các phần việc chuẩn bị cho công tác triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 qua địa bàn, Hà Tĩnh đã tiến hành thẩm định và có báo cáo gửi Bộ NN&PTNT đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 100,85 ha rừng (3,32 ha rừng tự nhiên và 97,53 ha rừng trồng) để thực hiện công trình.

Cụ thể: đoạn Bãi Vọt – Hàm Nghi cần chuyển đổi 2,23 ha rừng tại xã Quang Lộc (Can Lộc); đoạn Hàm Nghi – Vũng Áng cần chuyển đổi 59,42 ha rừng tại các xã Cẩm Quan, Cẩm Hưng, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) và Kỳ Phong, Kỳ Trung, Kỳ Văn, Kỳ Tân (Kỳ Anh); đoạn Vũng Áng – Bùng cần chuyển đổi 39,2 ha rừng tại xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh).

Chủ đề GPMB cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.