Huyện Kỳ Anh cần xây dựng phương án sơ tán cư dân ven biển khi mưa lũ về

(Baohatinh.vn) - Đó là kiến nghị của đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh tại buổi làm việc sáng nay (20/5) với huyện Kỳ Anh.

Huyện Kỳ Anh cần xây dựng phương án sơ tán cư dân ven biển khi mưa lũ về

Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hồ Huy Thành chủ trì buổi làm việc

Năm 2019, thiên tai đã làm 7 nhà dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh bị tốc mái; khoảng 350 ha lúa chưa thu hoạch bị ngập (ảnh hưởng đến năng suất), 35 ha rau màu bị ngập úng; 127 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại hoàn toàn;

2 cây cầu bị sạt mố; đường kinh tế quốc phòng ven biển đoạn đi qua Kỳ Xuân bị sạt lở 20m; 4,5km đường trục xã bị sạt lở lề đường... ước tính thiệt hại do mưa lũ gây ra là 11,74 tỷ đồng.

Với những diễn biến thời tiết bất thường từ đầu năm đến nay, huyện Kỳ Anh đã lên kịch bản, phương án ứng phó với thiên tai sát với các tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện tại, một số công trình hồ chứa, cầu, đường đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nhiều hộ dân khi mưa lũ tràn về.

Vì vậy, huyện Kỳ Anh mong muốn nhận được sự hỗ trợ về kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình bị xuống cấp.

Huyện Kỳ Anh cần xây dựng phương án sơ tán cư dân ven biển khi mưa lũ về

Ông Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng BQL KKT tỉnh: "Năm 2020 dự báo thời tiết cực đoan, huyện cần nâng cao công tác cảnh báo, dự báo, tập trung kiểm tra các công trình xung yếu trong mùa mưa bão sắp tới..."

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đề nghị huyện lưu tâm đến việc xây dựng phương án chi tiết sơ tán dân ven biển; quan tâm khu vực âu tránh trú bão tại vùng biển xã Kỳ Khang; củng cố mạng lưới thông tin liên lạc từ huyện đến cơ sở, đảm bảo thông suốt trong mọi trường hợp...

Đoàn công tác cũng tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của huyện Kỳ Anh đối với việc sửa chữa, đầu tư các công trình hồ, cầu xuống cấp.

Huyện Kỳ Anh cần xây dựng phương án sơ tán cư dân ven biển khi mưa lũ về

Đoàn công tác kiểm tra tuyến kè bảo vệ hai bờ sông Trí

Trước đó, đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại khu vực sạt lở bờ biển Kỳ Khang; tuyến đường liên xã thôn Đậu Giang, xã Kỳ Khang; tuyến kè bảo vệ hai bờ sông Trí, đoạn qua xã Kỳ Châu.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.
Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.