Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

(Baohatinh.vn) - Năm 2021, sản xuất nông nghiệp của Hà Tĩnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá ổn định; tổng sản lượng lương thực lần đầu tiên đạt trên 63 vạn tấn (đạt 108% kế hoạch), tăng hơn 5,19 vạn tấn so với năm 2020.

Sáng 3/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt đồng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021, triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2022; đề án sản xuất và phương án tưới vụ xuân năm 2022.

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh

Tổng sản lượng lương thực lần đầu tiên đạt trên 63 vạn tấn

Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, sản xuất nông nghiệp năm 2021 trong điều kiện thời tiết nhìn chung khá thuận lợi, các loại cây trồng vụ xuân và vụ hè thu sinh trưởng và phát triển tốt; các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được quan tâm, ưu tiên nguồn lực thực hiện.

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2021

Nhờ đó, nông nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá ổn định: 6 tháng đầu năm đạt 2,13%, 9 tháng đạt trên 2,85% và ước bình quân cả năm 2021 đạt trên 3,78%; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh) ước đạt 13.478 tỷ đồng (tăng 3,12% so với năm 2020). Tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh lần đầu tiên đạt trên 63 vạn tấn (đạt 108% kế hoạch), tăng hơn 5,19 vạn tấn so với năm 2020.

Đặc biệt, sản xuất lúa vụ xuân và vụ hè thu đều được mùa toàn diện, năng suất bình quân đạt 55,30 tạ/ha (tăng 3,89 tạ/ha so với năm 2020, tương đương 7,6%).

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Sản lượng lúa cả năm 2021 đạt trên 57,9 vạn tấn (đạt 106,7% KH), tăng 4,5 vạn tấn so với năm 2020

Diện tích, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng tăng cao so với năm trước. Cây ăn quả (cam, bưởi Phúc Trạch) phát triển nhanh theo hướng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, gắn với thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Bên cạnh một số thuận lợi cơ bản, thực hiện kế hoạch năm 2021, ngành nông nghiệp cũng đối mặt với khó khăn, thách thức: Nguồn lực đầu tư của người dân ở một số địa phương gặp khó (nhất là giống) do thiệt hại nặng nề của mưa, lũ lớn xảy ra những tháng cuối năm 2020 để lại; các dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi phát sinh, lây lan nhanh như bệnh viêm da nổi cục trâu bò, dịch tả lợn châu Phi phát sinh ở hầu hết các địa phương, cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc xảy ra...

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Hà Tĩnh đã thu thập thông tin, số hóa dữ liệu cho 2.859 hộ sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch với diện tích 899 ha; thu thập số hóa dữ liệu cho 1.555 hộ sản xuất cam chanh, cam bù với diện tích 1.848 ha.

Dịch bệnh COVID-19 cũng gây ảnh hưởng, tác động lớn đến khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản sau thu hoạch, giá bán nhiều mặt hàng giảm, trong khi do đứt gãy các chuỗi cung ứng, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng so với những năm trước.

Năm 2022, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt trên 2,5%

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Đại biểu tại các điểm cầu huyện, thị, thành phố tham gia thảo luận đánh giá kết quả đạt được và kế hoạch sản xuất năm 2022

Thảo luận về mục tiêu, định hướng chung sản xuất nông nghiệp năm 2022, các đại biểu cho rằng, đây là năm quan trọng trong thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2021 - 2025). Sản xuất nông nghiệp, bên cạnh có một số thuận lợi, còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến khó lường, các loại dịch bệnh luôn tiềm ẩn phát sinh.

Trước bối cảnh đó, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương tập trung cao chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ các giải pháp, vừa có những ứng phó kịp thời, linh hoạt, an toàn trước mắt, vừa cần có chiến lược đầu tư hiệu quả, lâu dài hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững; đảm bảo kế hoạch năm 2022 đạt kết quả cao, tạo bước chuyển tiền đề cho những năm tiếp theo.

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Vụ xuân 2022, Hà Tĩnh phấn đấu gieo trồng khoảng 18.000 ha cây trồng cạn.

Đại biểu cũng thống nhất với mục tiêu đề ra: phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt trên 2,5%/năm; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản (theo giá so sánh) đạt trên 13.828 tỷ đồng (trong đó, nông nghiệp 11.255 tỷ đồng, lâm nghiệp 788 tỷ đồng và thủy sản 1.785 tỷ đồng); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 96 triệu đồng/ha...

Cũng tại hội nghị, ngành nông nghiệp đã triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp và đề án sản xuất và phương án tưới vụ xuân năm 2022.

Theo đó, diện tích lúa gieo cấy vụ xuân 2022 dự kiến đạt 59.570 ha; rau đậu thực phẩm: 5.592 ha, lạc: 10.384 ha; ngô: 5.305 ha; khoai lang: 1.836 ha…

Căn cứ thời gian sinh trưởng của từng giống để bắc mạ trong khung thời vụ từ 20/12/2021 - 8/2/2022.

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cần vận hành, điều tiết, phân phối nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích gieo cấy theo kế hoạch.

Về kế hoạch tưới, dự kiến diện tích tưới cho lúa vụ Xuân năm 2022 là: 55.550 ha, trong đó, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tưới trên diện tích 29.533 ha; địa phương tưới trên diện tích 26.017ha.

Diện tích đảm bảo tưới lúa hè thu năm 2022 sẽ được cân đối trên cơ sở nguồn nước sau khi kết thúc tưới vụ Xuân 2022, dự kiến khoảng 44.600 ha.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, xuyên suốt của Sở NN&PTNT, cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức đoàn thể và nỗ lực cố gắng của bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp năm 2021 duy trì ổn định đạt được kết quả cao, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, giá trị thu nhập hộ nông dân làm tư tưởng chỉ đạo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kết luận hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, những kết quả đạt được trong năm 2021 là tiền đề, bài học kinh nghiệm để toàn tỉnh thực hiện sản xuất năm 2022 đạt kết quả tốt hơn.

Theo đó, cần tiếp tục phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh sản xuất toàn diện trên tất cả các đối tượng cây trồng, phấn đấu đạt và vượt diện tích, năng suất, sản lượng đề ra. Lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và giá trị thu nhập trên hộ nông dân trong năm làm tư tưởng chỉ đạo.

Tập trung thực hiện đề án tập trung tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng lớn, cánh đồng mẫu thực sự hiệu quả đối với sản xuất hàng hóa.

“Trên cơ sở quyết định giao chỉ tiêu định hướng, kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2022 của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, UBND các cấp huyện, xã cụ thể hóa xây dựng, tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến các nội dung của kế hoạch, đề án sản xuất đến tận cơ sở, người sản xuất. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, cơ cấu mùa vụ, bộ giống, kỹ thuật, phương thức sản xuất nhằm thực hiện định hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, phản ánh và tuyên truyền kịp thời Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy ngày về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo; đề án, kế hoạch của UBND tỉnh và các điển hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả…, góp phần thực hiện thắng lợi toàn diện sản xuất nông nghiệp năm 2022.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.