Người dân Hà Tĩnh tự hào về mùa thu lịch sử

(Baohatinh.vn) - 78 năm trôi qua, cứ đến Tết Độc lập, mỗi người con đất Việt nói chung, người dân Hà Tĩnh nói riêng đều không khỏi bồi hồi nhắc nhớ nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, lịch sử hào hùng của dân tộc…

Ông Đặng Kỳ (SN 1931, tổ dân phố 3, phường Hưng Trí - TX Kỳ Anh): Đón ngày Quốc khánh đầu tiên với tâm thế của người dân một nước độc lập

Người dân Hà Tĩnh tự hào về mùa thu lịch sử

Ông Đặng Kỳ vẫn nhớ như in về những ngày thu độc lập năm 1945.

Sinh ra khi đất nước còn chìm trong bóng đêm nô lệ, tuổi thơ của chúng tôi là những tháng ngày cơ cực, đói khổ. Khi Cách mạng tháng Tám 1945 diễn ra, tôi đang ở tuổi niên thiếu, dù chưa hiểu hết ý nghĩa lớn lao của cách mạng nhưng tôi đã cảm nhận được những sự đổi thay xung quanh mình.

Ngày 2/9/1945 - Quốc khánh đầu tiên sau khi cách mạng thành công, tôi theo cha mẹ và người dân địa phương lên trung tâm huyện lỵ xem mít tinh. Khắp nơi cờ hoa, biểu ngữ tung bay, nét mặt ai ai cũng phấn khởi, rạng ngời niềm hạnh phúc và tâm thế của người dân một nước độc lập.

Mãi sau này, tôi vẫn không thể quên được ký ức về những ngày tháng lịch sử hào hùng đó của dân tộc. Để rồi từ đó về sau, cứ đến dịp lễ Quốc khánh hằng năm, người dân quê tôi tự làm cờ Tổ quốc bằng giấy màu đỏ rồi treo lên bàn thờ hoặc những nơi trang trọng nhất trong nhà, thanh thiếu niên thì tích cực tập luyện văn nghệ để tham gia mít tinh…

Ý nghĩa, không khí của ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) - nước Cộng hòa XHCN Việt Nam luôn là ký ức linh thiêng, hào hùng gắn với tôi suốt cả cuộc đời. Chính vì thế, tôi luôn dạy con cháu phải hiểu biết về lịch sử, biết ơn công lao của các thế hệ cha anh đi trước và phấn đấu, luyện rèn để trở thành người có ích cho xã hội.

Ông Lê Đăng Cường (SN 1953 - Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Đại Đồng, xã Thạch Long, Thạch Hà): Động lực để chúng tôi chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc

Người dân Hà Tĩnh tự hào về mùa thu lịch sử

Cựu chiến binh Lê Đăng Cường đã có nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tháng 1/1971, tôi lên đường nhập ngũ, vào chiến trường miền Nam trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tôi đã cùng đồng đội vào sinh ra tử trong nhiều trận đánh ác liệt ở miền Tây Nam Bộ. Trên chiến trường khốc liệt, dưới mưa bom bão đạn của quân thù, mỗi dịp lễ Quốc khánh 2/9 hằng năm, thông qua chiếc đài cassette nhỏ, toàn đơn vị tập trung lắng nghe những thông tin, hoạt động kỷ niệm ở miền Bắc.

Thời khắc đó, trong lòng mỗi người lính đều dâng lên niềm khao khát đất nước được hòa bình, thống nhất. Biến khát khao thành hành động, cán bộ, chiến sỹ toàn đơn vị đều quyết tâm thi đua lập nhiều chiến công, góp phần vào chiến thắng chung trên chiến trường miền Nam. Bản thân tôi đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sỹ giải phóng, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang...

Tháng 10/1976, xuất ngũ trở về quê hương, tôi nhận công tác tại Huyện ủy Thạch Hà và gắn bó trong nhiều năm. May mắn hơn nhiều đồng đội khi được sống sót trở về, tôi càng thêm trân quý giá trị của cuộc sống hòa bình, tự do. Mỗi dịp lễ Quốc khánh là thêm một lần tôi rưng rưng xúc động, nhớ thương anh em đồng đội. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, với vai trò của một cựu chiến binh, tôi thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; nhắc nhớ các cháu trân trọng quá khứ, lịch sử của dân tộc.

Chị Mai Ngọc Trang (SN 1992 - Bí thư Đoàn phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh): Tết Độc lập là dịp để thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc

Người dân Hà Tĩnh tự hào về mùa thu lịch sử

Quốc khánh là dịp để những người trẻ như chị Mai Ngọc Trang hiểu thêm về lịch sử dân tộc.

Là thế hệ trẻ, được sinh ra và lớn lên trong thời bình, chúng tôi biết đến lịch sử của đất nước qua những trang sách, lời kể của thế hệ đi trước. Mỗi dịp lễ Quốc khánh hằng năm, được tham dự những chương trình kỷ niệm trang trọng là thêm một lần chúng tôi được tìm hiểu, vun đắp niềm tự hào, lòng biết ơn đối với những cống hiến, hy sinh của cha ông. Quốc khánh với người trẻ còn là dịp để tham gia nhiều hoạt động văn hóa tinh thần phong phú, sôi nổi.

Là một cán bộ Đoàn, tôi thường xuyên xây dựng các chương trình công tác đoàn, đội với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tại địa phương. Các hoạt động tập trung vào mục tiêu hướng đoàn viên của mình vào việc tri ân những người có công với cách mạng, rèn luyện bản thân, nỗ lực đóng góp xây dựng quê hương. Hướng đến kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm nay, chúng tôi tiếp tục tham gia các hoạt động về nguồn, tri ân, sinh hoạt truyền thống hết sức ý nghĩa…

Cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp (SN 1979 - giáo viên Trường THPT Hương Sơn): Giáo dục, vun đắp lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh

Người dân Hà Tĩnh tự hào về mùa thu lịch sử

Tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc, cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp và đồng nghiệp luôn giáo dục, vun đắp lòng yêu nước cho các thế hệ học sinh.

Sinh ra sau chiến tranh nên từ nhỏ, tôi đã được ông bà, bố mẹ kể những câu chuyện về một thời khói lửa, đạn bom, về lịch sử của dân tộc. Ngày bé, vào những dịp lễ lớn của quê hương, đất nước, đặc biệt là dịp Quốc khánh - dịp lễ mà người dân quê tôi vẫn quen gọi là tết Độc lập, chúng tôi thường được tham gia nhiều hoạt động ở địa phương như: lễ mít tinh, văn nghệ, kéo co... Trong không khí của ngày lễ sôi nổi, vui tươi, mọi người đều cảm thấy tự hào và biết ơn vì được sống trong hòa bình, tự do.

Khi trở thành một giáo viên, tôi luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giáo dục, vun đắp tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc cho các thế hệ học sinh. Việc làm đó được tôi và các đồng nghiệp thực hiện thường xuyên, đặc biệt vào những dịp lễ lớn như: kỷ niệm Chiến thắng 30/4, ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9... Thông qua những bài học, những việc làm ý nghĩa, chúng tôi đã góp phần vun đắp lòng yêu nước trong mỗi học sinh.

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.