Người dân vùng lũ Hà Tĩnh và những ký ức ấm áp

(Baohatinh.vn) - Trận lũ lịch sử đã để lại nhiều mất mát cho người dân Hà Tĩnh nhưng cũng trong những ngày khó khăn đó, họ nhận được nhiều tình cảm ấm áp, sự sẻ chia chân thành từ đồng bào.

Ông Hoàng Văn Mỹ (thôn Phương Trứ - xã Cẩm Duệ - Cẩm Xuyên): Công tác cứu trợ người dân rất kịp thời, hiệu quả.

Người dân vùng lũ Hà Tĩnh và những ký ức ấm áp

Chúng tôi đã nhận được sự cứu trợ kịp thời trong những ngày khó khăn.

Nước lũ dâng cao và quá nhanh nên gần như chúng tôi không kịp trở tay. Nhiều gia đình không sơ tán được đồ đạc và đặc biệt là không chủ động được nguồn lương thực dự trữ. Khi làng mạc bị nhấn chìm trong biển nước, chúng tôi rơi vào cảnh đói rét, tính mạng bị đe dọa. Nhưng rất may, chính quyền, các tổ chức thiện nguyện từ mọi miền đất nước đã kịp thời mang lương thực, nhu yếu phẩm cứu đói cho bà con.

Trong cơn hồng thủy, chứng kiến cảnh các lực lượng chức năng nỗ lực vượt hiểm nguy để tiếp tế, không để người dân bị đói khát, tôi càng thấm thía hơn nghĩa đồng bào sâu nặng. Chưa bao giờ tôi ăn một nắm xôi, một chiếc bánh chưng ngon đến thế. Sau này, khi nước rút, chúng tôi vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cá nhân và tổ chức thiện nguyện. Đó không chỉ là những món quà vật chất giúp chúng tôi trong những ngày khó khăn mà còn là tấm lòng của người dân cả nước hướng về làm ấm lòng những người dân vùng lũ.

Ông Nguyễn Xuân Bính (thôn 1 - xã Đức Bồng - Vũ Quang): Nếu không có lực lượng chức năng hỗ trợ thì tài sản đã trôi theo dòng nước lũ.

Người dân vùng lũ Hà Tĩnh và những ký ức ấm áp

Gia đình tôi được lực lượng chức năng hỗ trợ sơ tán nên giảm thiểu thiệt hại về tài sản.

Mặc dù cũng đã đối mặt với nhiều trận mưa lũ nhưng chúng tôi vẫn không thể ngờ được trận lũ này nước lại dâng cao như vậy. Trước đó, gia đình cũng đã chủ động kê đồ đạc nhưng nước lên nhanh, đồ đạc nhiều, người nhà bê không nổi. May thay, lúc đó có các đồng chí công an, cán bộ địa phương đến phụ giúp gia đình.

Trước nguy cơ bị nước lũ nhấn chìm, mỗi người một việc. Người thì chặt tre làm cọc chống bên dưới, gia cố, tăng sức chịu lực cho cái chạn vốn đã không còn chắc chắn. Người thì nhanh tay buộc lại những bì lúa, gói ghém đồ đạc rồi “sơ tán” lên chạn.

Người tìm vật liệu, đồ dùng để gia cố lại chiếc thuyền phòng khi cần đến. Nhờ có sự trợ giúp kịp thời của lực lượng chức năng, mấy ngày mưa lũ, người và tài sản của gia đình tôi đều được an toàn.

Tôi biết, nhiều chiến sỹ đi giúp dân như thế nhưng việc nhà lại phó thác cho vợ con. Cảm động vô cùng! Không có họ thì giờ này, tài sản của gia đình tôi đã trôi theo dòng nước lũ.

Bà Nguyễn Thị Châu (thôn Cao Thắng - xã Thạch Thắng - Thạch Hà): Cán bộ thôn là những người vất vả, gần dân nhất.

Người dân vùng lũ Hà Tĩnh và những ký ức ấm áp

Chị Châu (thứ hai từ trái sang) được trưởng thôn mang quà hỗ trợ đến tận nhà.

Gia đình neo người, bản thân tôi lại ốm đau, bệnh tật, bố mẹ già cả nên khi nước lũ đổ về, chúng tôi gần như bị “thất thủ”. Những ngày bị nước lũ cô lập, nếu không có vợ chồng bà trưởng thôn thì không biết chúng tôi phải xoay xở như thế nào. Khi các đoàn cứu trợ chưa tiếp cận được, ông bà đã nấu cơm rồi lội nước mang sang tiếp tế kịp thời. Chúng tôi nhận thức ăn từ tay ông mà rưng rưng xúc động.

Khi các đoàn cứu trợ tiếp cận địa bàn, gia đình tôi không thể ra hội quán thôn để nhận thì chính trưởng thôn là người vượt lũ mang quà đến tận nhà cho chúng tôi.

Không chỉ có trưởng thôn mà các đồng chí trong liên đoàn cán bộ thôn cũng đặc biệt quan tâm đến những hộ già cả, đau ốm như chúng tôi. Họ thật sự rất vất vả và là những người gần dân nhất trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Bà Phạm Thị Minh (tổ dân phố 3 - phường Đại Nài - TP Hà Tĩnh): Các tổ chức đoàn thể nhiệt tìnhgiúp người dân dọn dẹp nhà cửa.

Người dân vùng lũ Hà Tĩnh và những ký ức ấm áp

Sau lũ, nhà cửa tan hoang, may có các bạn đoàn viên thanh niên và công an hỗ trợ dọn dẹp.

Chúng tôi không ngờ được là có lúc nhà mình lại ngập sâu và ngập lâu đến thế. Nhà tôi lại nằm trong vùng khá thấp trũng nên có thời điểm nước dâng lên gần 2m.

Là vợ liệt sỹ, sống một mình nên tôi cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Ngay khi nước bắt đầu lên, cán bộ tổ dân phố đã đến nhà vận động tôi sơ tán ngay. Lúc nước rút, trở về chứng kiến nhà cửa tan hoang, tôi không biết bắt đầu từ đâu.

Thế nhưng, ngay ngày hôm sau, rất đông đoàn viên thanh niên và Công an phường Đại Nài đã có mặt giúp tôi dọn dẹp, kê đồ đạc, lau chùi nhà cửa. Các cô chú ấy rất hăng hái, nhiệt tình nên chỉ chưa đầy một ngày là công việc đã cơ bản hoàn thành.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...