Người nuôi Hà Tĩnh thu hoạch ngao "né" mưa, lũ

(Baohatinh.vn) - Người nuôi tại Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch số ngao đạt kích cỡ thương phẩm trước mùa mưa lũ.

z5670247089658_d13d664ef32255bb10f63f0069e6d571.jpg
Người nuôi ngao huyện Cẩm Xuyên tập trung thu hoạch trên bãi nuôi.

Những ngày này, trên bãi triều ven sông Quèn thuộc xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên), các hộ nuôi tập trung ra bãi thu hoạch ngao để xuất bán cho thương lái. Mỗi ngày, bà con nơi đây có thể thu hoạch từ vài trăm kg đến hàng tấn ngao thương phẩm cung ứng ra thị trường.

Có trên 2 ha nuôi ngao bãi triều, ông Lê Văn Ngọc, thôn Tân Trung Thủy (Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên) cho biết : “Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào mùa mưa, lũ nên giai đoạn này tôi đang thu hoạch số ngao đạt kích cỡ thương phẩm. Qua đánh giá, cơ bản sản lượng ngao năm nay cao hơn những năm trước từ 10 - 15%. Đến nay, tôi đã bán được gần 5 - 6 tấn với giá bán từ 10.000 - 11. 000 đồng/kg, thu về gần 60 triệu đồng”.

z5670247110491_f26a6577ce17ce4c83ee094c49ca337f.jpg
Từ tháng 5 đến tháng 8 là thời điểm chính vụ, cho thu hoạch số lượng lớn ở huyện Cẩm Xuyên.

Được biết, hiện nay, nghề nuôi ngao thương phẩm là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã Cẩm Lộc với sản lượng đạt từ 150 - 200 tấn/năm. Từ tháng 5 đến tháng 8 là thời điểm chính vụ, cho thu hoạch số lượng lớn.

Ông Nguyễn Văn Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc cho biết: “Ngao là đối tượng rất mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường, vì thế, chúng tôi đã khuyến cáo người dân chủ động thu hoạch sớm. Hiện, ngao nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm, bà con đang tập trung thu hoạch để hạn chế thiệt hại do mưa bão, lũ lụt gây ra”.

Có nhiều năm trong nghề nuôi ngao, ông Nguyễn Văn Việt (thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà, TX Kỳ Anh) luôn chủ động thu hoạch phần lớn diện tích ngao trước tháng 9 để “né” mưa lũ.

Ông Việt chia sẻ: “Trên diện tích 2 ha bãi triều, sản lượng năm nay có thể đạt trên 15 tấn. Để chắc ăn, tôi thuê từ 5 - 6 người thu hoạch trước khi bão, lũ đến, có thể chấp nhận bán giá thấp hơn một chút so với thị trường chung ở mức 9.000 - 10.000 đồng/kg. Đối với ngao nuôi chưa đạt kích cỡ thu hoạch, tôi cũng tiến hành kiểm tra, tu bổ lại hệ thống đăng chắn để chống thoát ngao khi mực nước dâng cao”.

z5714870730993_5a9a03af3b63146cfe995ca8b988f823.jpg
Năm nay, sản lượng ngao ở các vùng nuôi trong tỉnh tương đối tốt.

Theo chia sẻ của người nuôi tại xã Kỳ Hà, để đảm bảo năng suất và sản lượng, thời vụ thả giống thích hợp nhất là từ tháng 9 đến tháng 11 (âm lịch) năm trước, sang tháng 5 (âm lịch) năm sau bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi đợt thu hoạch kéo dài trong khoảng 3 - 4 tháng, ngao trung bình đạt 70 - 75 con/kg là có thể xuất bán.

Tại huyện Lộc Hà - vựa ngao lớn nhất toàn tỉnh, thời điểm này, người nuôi cũng đang cố gắng tập trung tìm kiếm đầu ra, thu hoạch bớt số lượng ngao trên bãi, tránh hiện tượng ngao bị chết do sốc nước ngọt khi mưa, lũ đến.

Toàn huyện Lộc Hà có gần 170 ha nuôi ngao tại các bãi triều ven sông ở thôn Mai Lâm (Mai Phụ), Liên Xuân (Hộ Độ), Lâm Châu (Thạch Châu) và Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà) với sản lượng khoảng 2.095 tấn/năm.

Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Hợp tác xã NTTS Việt Hồng (xã Mai Phụ, Lộc Hà) cho biết: “Mặc dù nuôi ngao không tốn tiền thức ăn nhưng rủi ro rất cao, đã có những năm ngao chết hàng loạt sau mưa lũ, thiệt hại cả tỷ đồng. Vì thế, tranh thủ thời tiết thuận lợi, HTX đang tập trung hoàn thành thu hoạch, kết thúc vụ ngao xuân hè trước 10/9. Nhân công tập trung, sử dụng bằng máy nên thời gian rút ngắn, một ngày HTX có thể xuất bán được từ 3 - 5 tấn ngao. Đến nay, HTX đã xuất bán gần gần 100 tấn. Sau đợt này, dự kiến đến tháng 12 chúng tôi mới tiếp tục thu hoạch lại”.

DSC_1793.jpg
Hợp tác xã NTTS Việt Hồng (xã Mai Phụ, Lộc Hà) thu hoạch ngao.

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 500 ha đất bãi bồi ven sông vùng nước mặn lợ thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh đang được nuôi ngao. Mỗi năm, các vùng nuôi trong toàn tỉnh thu hoạch khoảng 3.300 tấn ngao thương phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy - Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) cho biết: "Hiện nay, Chi cục Thuỷ sản đã có công văn chỉ đạo chuyên môn đến các huyện, thị xã, thành phố triển khai các giải pháp nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại cho người và các vùng nuôi thuỷ sản trước mùa mưa lũ. Đối với ngao bãi bồi, người nuôi cần nhanh chóng thu hoạch số đã đạt kích cỡ để hạn chế thiệt hại vì khi lũ về, nước tại các bãi nuôi bị thay đổi độ mặn, bị ngọt hóa. Việc môi trường nuôi thay đổi đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng ngao chết hàng loạt.

Đồng thời, tiến hành kiểm tra, tu bổ lại hệ thống đăng chắn để chống thất thoát ngao khi mực nước dâng cao. Sau mưa lũ, ngao thường tập trung vào các góc đăng, chắn, cần tiến hành san đều ra toàn bãi; kiểm tra sức khỏe của ngao. Đối với người nuôi, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết: mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động đối phó nhằm bảo vệ ngao một cách có hiệu quả”.

Video: Người nuôi thu hoạch ngao để hạn chế thiệt hại do mưa, lũ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Vụ mùa "kém vui" của vùng dưa non Yên Lạc

Sản lượng thấp, trong khi giá bán chỉ dao động từ 3.000 - 3.500 đồng/kg, nhiều hộ dân trồng dưa non tại thôn Yên Lạc (xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ngán ngẩm vì mất mùa, "rớt" giá.
Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Vượt rào cản để “giữ sao”, nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ở Hà Tĩnh xây dựng nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, việc giữ vững và nâng hạng các sản phẩm vẫn còn những khó khăn, thách thức.
Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Nữ giám đốc trẻ mở đường cho hải sản Hà Tĩnh xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng “tấm thẻ bài” OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng (Hà Tĩnh) còn liên kết xuất khẩu hải sản, bao tiêu nguồn nguyên liệu vững chắc cho ngư dân vùng cửa biển.
Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Chi hội trưởng giúp phụ nữ thoát nghèo

Luôn đặt đời sống của hội viên lên hàng đầu, chị Nguyễn Thị Hồng – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Nhân Phong, xã Gia Hanh (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã giúp nhiều chị em thoát nghèo.
OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

OCOP nâng tầm chất lượng cu đơ Thành Đạt

Được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm cu đơ Thành Đạt (xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho cơ sở.
Nho "quý tộc" bén đất đồi Vũ Quang

Nho "quý tộc" bén đất đồi Vũ Quang

Mô hình trồng nho mẫu đơn của anh Nguyễn Thế Hoàn ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên địa bàn.