Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

(Baohatinh.vn) - Sau nhiều năm bươn chải, anh Nguyễn Phi Long (SN 1983, trú xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) quyết định trở về quê hương để phát triển nghề mộc gia truyền. Gần 10 năm xây dựng thương hiệu, đến nay sản phẩm đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước.

Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

Anh Nguyễn Phi Long bắt tay làm một hạng mục của nhà thờ.

Sinh ra, lớn lên ở làng nghề Xa Lang (thôn Tân Tiến, xã Tân Mỹ Hà) nổi tiếng với nghề mộc, tuổi thơ của Long gắn liền với âm thanh rộn ràng giữa những tiếng đục đẽo, xẻ cưa của những người thợ.

Hơn 10 tuổi, cậu bé Nguyễn Phi Long được những nghệ nhân tên tuổi là Nguyễn Đức (ông nội, đã mất), Nguyễn Sơn (SN 1958, bố đẻ) dẫn dắt, uốn nắn đôi bàn tay chạm khắc để tạo nên những sản phẩm tinh tế, những họa tiết, hoa văn, đường nét tinh xảo trên mặt gỗ.

Năm 2002, sau khi tốt nghiệp THPT, Phi Long không theo nghề mộc gia truyền mà chuyển hướng vào học nghề sửa chữa ô tô rồi lập nghiệp tại TP Hồ Chí Minh theo lời giới thiệu của một người bà con họ hàng. Với anh, ngày ấy, đơn giản chỉ nghĩ tuổi trẻ muốn được “bay nhảy” đó đây.

Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

Anh Long điều khiển hệ thống máy chạm tự động của Đài Loan trị giá 400 triệu đồng.

10 năm làm người thợ sửa ô tô chốn phồn hoa đô hội, Nguyễn Phi Long nghiệm ra, nếu duy trì vị trí người thợ, đến cuối đời cũng chỉ ở nhà thuê, chẳng có nổi mảnh đất để ở. Năm 2013, nghe theo lời bạn bè, từ TP Hồ Chí Minh, anh Long làm thủ tục sang Angola với hy vọng được “đổi đời” với chi phí lên đến 6.500 USD.

Tuy nhiên, mảnh đất nắng, gió và đầy cát bụi ở châu Phi xa xôi một lần nữa chẳng thể níu chân được chàng trai ở tuổi “tam thập” dù quá trình làm kinh tế ở đây khá thuận lợi. 7 tháng có mặt chốn “quê người”, Phi Long quyết định trở về quê hương. Khi ấy, Long đã tiết kiệm cho mình một số vốn kha khá.

Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

Cơ sở đầu tư nhiều máy móc hiện đại nên sản phẩm ngày càng tinh xảo, chất lượng.

Năm 2014, trở về quê hương sau hơn 10 năm xa xứ cũng đồng nghĩa là làm lại từ đầu, bàn tay khéo léo của người thợ lâu ngày không cầm dùi, đục trở nên ngượng nghịu. Nhưng nhờ sự giúp sức của bố anh - nghệ nhân Nguyễn Sơn, một trong số ít nghệ nhân làng Xa Lang còn tiếp tục hành nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ Long Giang của anh được thành lập ở xã Tân Mỹ Hà (sau đó chuyển về thôn 3, xã Sơn Bình - quê hương của vợ anh - chị Hà Thị Giang)

Với thợ mộc thì sản phẩm nào cũng làm được nhưng Phi Long chỉ chú trọng vào việc sửa chữa, làm mới nhà thờ và sản xuất bàn thờ các loại. Vì đây là nghề gia truyền của cả làng Xa Lang, vào thời điểm cao nhất, làng có gần 100 người tham gia làm nhà thờ, bàn thờ. Tuy nhiên, về sau bị mai một nhiều, nhiều nghệ nhân bỏ chuyển sang làm nghề khác.

Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

Cơ sở Long Giang thực hiện lắp ráp nhà thờ ở xã Sơn Tiến.

“Cũng giống như sản xuất các sản phẩm khác, nguyên liệu đầu vào giữ vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Tuy nhiên, điều khác biệt so với sản xuất các vật dụng đồ gỗ khác, làm nhà thờ và bàn thờ chỉ sử dụng duy nhất gỗ mít. Bởi, ngoài yếu tố phong thủy, gỗ mít là loại ít co ngót, cong vênh nên rất được ưa chuông. Gỗ có tuổi đời càng cao, chất lượng càng tốt. Có điều những cây mít cổ thụ (90 -100 tuổi) giờ đây ngày càng vắng bóng, chỉ còn những loại cây tuổi đời 40 - 60 năm”, anh Nguyễn Phi Long - chủ cơ sở đồ gỗ Long Giang chia sẻ.

Theo Phi Long, nhà thờ, bàn thờ là nơi linh thiêng của cả dòng tộc, dòng họ và của một đại gia đình nên cần tránh những điều tối kỵ. Vì vậy, lựa chọn nguyên liệu để đóng bàn thờ, nhà thờ phải là loại gỗ tốt, gỗ sống, còn gỗ chết, giá rẻ như cho anh cũng từ chối vì điều đó chạm đến tâm linh, lương tâm của người thợ không được phép.

Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

Nhà thờ hoàn chỉnh của khách hàng tại xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn do cơ sở Long Giang thực hiện.

Trong sản xuất, kinh doanh, anh Phi Long quan điểm lợi nhuận không phải là tất cả, mà cốt lõi là niềm tin, là sự chia sẻ lẫn nhau.

Theo anh, đối với công việc, giao hàng đúng hẹn luôn là mục tiêu bất di bất dịch. Bởi, sản phẩm mang tính tâm linh, bàn thờ đẹp, được đưa về nhà đúng ngày, giờ sẽ mang lại may mắn, hanh thông cho gia chủ. Khách hàng hài lòng cũng là đem may mắn đến cho cơ sở của mình.

Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

Cột, kèo, xà gồ, rui, mèn của nhà thờ đều được làm bằng gỗ mít.

Vì luôn giữ chữ tín mà Cơ sở sản xuất đồ gỗ Long Giang được khách hàng tìm đến đặt hàng ngày càng nhiều. Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, từ một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên khuôn viên rộng hơn 300 m2, anh Phi Long tiếp tục mở rộng diện tích hơn 2.000 m2 với số vốn gần 3 tỷ đồng để đầu tư trang thiết bị máy móc, nguyên liệu dự trữ.

Đến nay, Cơ sở sản xuất đồ gỗ Long Giang đã làm mới được 10 nhà thờ bằng gỗ (diện tích từ 50 - 100 m2), chưa kể sửa chữa, nâng cấp hàng chục nhà thờ khác, đóng từ 600 - 700 bàn thờ các loại với giá thành dao động từ 15 - 30 triệu đồng. Đồng thời tạo việc làm ổn định cho 12 - 14 lao động với mức thu nhập bình quân từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Long Giang trở thành điểm đến tin cậy với khách hàng trong và ngoài tỉnh

Để tạo điều kiện mua nguyên liệu và tiếp thị sản phẩm, mới đây, anh Nguyễn Phi Long còn tiến hành thuê đất, san lấp mặt bằng, làm mới nhà trưng bày sản phẩm 200 m2 tại thôn Nam Đoài, xã Sơn Châu. Dự kiến đầu tháng 3 sẽ đưa cơ sở này vào hoạt động

Rời phố về quê, U40 nổi danh với nghề mộc gia truyền

Nhà trưng bày sản phẩm 200 m2 của Cơ sở đồ gỗ Long Giang tại thôn Nam Đoài, xã Sơn Châu.

Ông Nguyễn Huy Lợi - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết: “Cơ sở sản xuất Long Giang là một trong những mô hình sản xuất đồ gỗ quy mô lớn tại địa phương. Anh Nguyễn Phi Long vừa có tâm, vừa có tầm trong sản xuất, kinh doanh nên khách hàng rất đông.

“Hữu xạ tự nhiên hương”, khách hàng của Long Giang không chỉ trong tỉnh mà còn vươn xa đến tận các tỉnh Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội..., góp phần phát triển kinh tế ở địa phương, đồng thời giữ gìn nghề truyền thống và đưa văn hóa đặc trưng của vùng miền giới thiệu đến bạn bè khắp cả nước”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.