Tăng cường quản lý, thực hiện chương trình OCOP

(Baohatinh.vn) - Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị cấp huyện tăng cường quản lý, thực hiện chương trình OCOP.

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh trong văn bản ban hành ngày 13/5, thời gian qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện.

Trong năm 2023 và quý I/2024, toàn tỉnh có thêm 92 sản phẩm mới được công nhận, 143 sản phẩm công nhận lại đạt chuẩn OCOP 3 sao và hơn 50 ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia chương trình.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã đánh giá công nhận 337 sản phẩm OCOP, hiện nay có 235 sản phẩm có hiệu lực chứng nhận OCOP.

Đoàn liên ngành huyện Vũ Quang kiểm tra chất lượng sản phẩm giò của cơ sở Hiên Tý.
Đoàn liên ngành huyện Vũ Quang kiểm tra chất lượng sản phẩm giò của cơ sở Hiên Tý.

Một số sản phẩm sau khi được công nhận tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng quy mô sản xuất, tăng doanh số, tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Tuy nhiên, vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì phối hợp với các sở liên quan kiểm tra tại cơ sở có sản phẩm đạt chuẩn OCOP được công nhận năm 2023 tại 13 huyện, thành phố, thị xã nhận thấy một số tồn tại hạn chế như sau:

Sản phẩm đã được UBND cấp huyện công nhận nhưng chưa được dán tem OCOP hoặc có dán tem nhưng không kích hoạt lô sản xuất, ngày sản xuất; một số sản phẩm dán tem OCOP trên sản phẩm không đúng với mẫu mã khi đăng ký đánh giá, phân hạng; việc công bố tiêu chuẩn cơ sở sản xuất chưa được quan tâm thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng quy trình đã công bố; sản phẩm công nhận còn chung chung, chưa xác định rõ bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; các chủ thể chưa tích cực trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm sau công nhận; một số điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP hiệu quả hoạt động chưa cao.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cũng cho rằng, UBND cấp huyện chưa chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn hỗ trợ, khắc phục một số nội dung sau kiểm tra đánh giá phân hạng.

Dây chuyền sản xuất bánh ram Anh Thu (xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà) được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
Dây chuyền sản xuất bánh ram Anh Thu (xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà) được đầu tư hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Để khắc phục những nội dung trên, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm các nội dung sau:

1. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở có sản phẩm OCOP sau khi được công nhận với các nội dung: Thực hiện niêm yết công khai quy trình sản xuất tại cơ sở và đảm bảo thực hiện đúng quy trình sản xuất đã công bố; tăng cường tự kiểm soát, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm; đảm bảo việc sử dụng biểu trưng OCOP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm đúng quy định.

Nếu cơ sở nào tiếp tục xảy ra vi phạm, đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã có biện pháp xử lý và thu hồi chứng nhận đạt chuẩn OCOP.

2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương; củng cố và kết nối với các cơ sở OCOP trong và ngoài tỉnh đa dạng sản phẩm tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ cơ sở kết nối tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; tích cực chủ động đa dạng hóa kênh bán hàng, đặc biệt là kênh thương mại điện tử: Tiktok, Facebook...

3. Phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị hàng hóa bền vững.

4. Chỉ đạo UBND cấp xã vào cuộc tích cực, sâu sát; soát xét những tiềm năng thế mạnh, sản phẩm đặc trưng để tuyên truyền, khuyến khích, vận động các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tiềm năng phát triển đăng ký tham gia chương trình; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP đến toàn thể người dân, các tổ chức kinh tế hiểu được lợi ích, giá trị kinh tế khi thực hiện chương trình OCOP tại địa phương.

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...