Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - 3 năm sau vụ cháy lịch sử thiêu trụi 67 ha rừng (thiệt hại hơn 3,2 tỷ đồng) diễn ra vào cuối tháng 6/2019 ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh), những mầm xanh của chồi non đã bắt đầu “hồi sinh”...

Video: Rừng Nghi Xuân xanh lại sau vụ cháy lịch sử

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Vụ cháy rừng kinh hoàng xảy ra tại huyện Nghi Xuân từ ngày 28/6 - 30/6/2019 để lại hậu quả khá nặng nề. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trong số diện tích 92,4 ha thuộc Tiểu khu 90 (xã Xuân Hồng) và Tiểu khu 92A (thị trấn Xuân An) có đến 67,1 ha rừng bị thiêu trụi, thiệt hại lên đến 3,2 tỷ đồng.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Khu rừng này chủ yếu là rừng thông, có tuổi đời trên 50 năm nên khả năng phòng hộ rất tốt. Đây cũng chính là những “tấm khiên” vững chắc che chở cho con người khi mưa lũ tràn về. Trong ảnh: Cánh rừng tại Tiểu khu 90.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Với nỗ lực làm “sống lại” những khu rừng bị cháy, tháng 1/2020, Sở NN&PTNT phối hợp cùng các sở, ngành liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng thay thế đúng tiến độ, có hiệu quả. Trong ảnh: Rừng đã lên xanh tại Tiểu khu 92A.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Trong vòng 4 tháng, có tổng 52,1 ha rừng Nghi Xuân được trồng thay thế trên lâm phần quản lý của Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, trong đó gồm: 4,8 ha của 2 lô - khoảnh 1 thuộc Tiểu khu 90 nằm trên địa bàn xã Xuân Hồng và 47,3 ha của 11 lô - khoảnh 3 thuộc Tiểu khu 92A nằm trên địa bàn hành chính thị trấn Xuân An. Trong ảnh: Tại Tiểu khu 90, các loại cây mới trồng đã lên xanh.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Sau nhiều nỗ lực trồng, chăm sóc với mục đích làm “sống lại” những khu vực bị cháy, phục hồi đảm bảo đúng chức năng phòng hộ của rừng thì ngày hôm nay, những mầm sống đang đâm chồi, nảy lộc trong cánh rừng. Trong ảnh: Tại Tiểu khu 92A, những mầm xanh mới đang vươn chồi mạnh mẽ.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Vụ cháy lịch sử chỉ còn sót lại những tàn tích. Cánh rừng ở Nghi Xuân giờ đây là những sắc xanh của lá, màu tím của hoa và những sắc màu của mầm sống mới. Trong ảnh: Thảm rừng tại Tiểu khu 92A.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Trong những nỗ lực tìm lại màu xanh cho rừng, cán bộ Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân là những người trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thay thế. Công việc thường nhật của các anh trong 3 năm qua là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, cùng chủ rừng, người dân chăm sóc, phát triển các cây được trồng mới. Trong ảnh: Cán bộ Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân kiểm tra rừng Tiểu khu 92A.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Được biết, trước mắt các loại cây keo và thông được trồng thành từng vùng xen kẽ. Đây là các loại cây tăng khả năng chống xói mòn, sinh trưởng khá nhanh. Về lâu dài, chủ rừng có thể đề xuất các cấp có thẩm quyền cho phép thay thế bằng các loại cây bản địa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng như: dẻ, chân chim, thành ngạnh, bời lời…

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Quá trình phục hồi rừng, các đơn vị cũng đã thiết kế những tuyến đường lâm nghiệp phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, chữa cháy, đồng thời đóng vai trò như đường băng cản lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Ảnh chụp tại Tiểu khu 92A.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Việc chăm sóc cây rừng phụ thuộc nhiều vào việc bón phân, chặt cây xâm lấn và phòng tránh các loài gia súc phá hoại cây. Đến thời điểm hiện tại, nhờ sự vào cuộc kịp thời của chính quyền các cấp cùng ý thức của người dân, cây rừng đang phát triển tốt. Cây keo sinh trưởng nhanh, có chiều cao từ 3 - 6m, trong khi đó cây thông phát triển chậm hơn, có chiều cao từ 60cm - 1m. Trong ảnh: Cây keo phát triển tốt tại Tiểu khu 92A.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Phần lớn diện tích (85,4 ha) thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, số còn lại thuộc sở hữu của Công ty Xăng dầu Thanh Vân và một số hộ dân bỏ vốn trồng. Rừng hồi phục, sắc hoa muôn màu thi nhau mọc lên không ngừng... Trong ảnh: Hoa bông trang nở rộ, đầy sức sống tại Tiểu khu 92A.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Cùng với các loại cây được trồng mới, tại Tiểu khu 92A, các loại cây bụi, thảm cỏ phát triển mạnh, phủ xanh đồi núi.

Thắm xanh những cánh rừng tàn sau vụ cháy lịch sử ở Hà Tĩnh

Bên cạnh việc xây dựng lại cuộc sống và hồi sinh thiên nhiên, mọi người cũng cố gắng hết sức để trả lại môi trường sống trước kia cho những động vật hoang dã. Trong ảnh: Chim rừng đã trở lại sinh sống tại Tiểu khu 92A.

Ngoài việc hồi sinh rừng, đặc biệt trước mùa nắng nóng sắp tới, chúng tôi đã hướng dẫn ký cam kết không chặt phá, không gây cháy nổ... đến chủ rừng, người dân, các em học sinh... Vào những ngày dự báo thời tiết có nguy cơ cháy rừng từ cấp 3 trở lên thì thông tin ngay đến cho xã để triển khai các phương án phòng tránh kịp thời. Quan trọng nhất vẫn là đổi mới hình thức, tuyên truyền vận động đến mọi người dân ý thức tham gia phòng cháy, chữa cháy, tích cực tham gia bảo vệ rừng...

Ông Hồ Thế Nam - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.