Trồng dâu, nuôi tằm - cơ hội mới cho người dân Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Mặc dù mới du nhập nghề mới nhưng HTX Cường Nga ở xã Quang Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã làm chủ quy trình nuôi với các giống tằm chính trên thị trường.

z5848763931189_2d739cfc10079032c81908655b8de926.jpg
Phó Giám đốc HTX Cường Nga vui mừng vì sản phẩm kén thu được đạt hiệu quả cao.

Sau nhiều chuyến tham quan học hỏi mô hình nuôi tằm tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, cuối năm 2023, HTX Cường Ngabắt đầu nhập trứng tằm từ Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ (quận Long Biên – Hà Nội) về nuôi thử. Thời điểm đó, HTX "đánh liều" với mục tiêu, nếu quá trình nuôi thử nghiệm thành công sẽ giúp bà con nhân dân có thêm nghề mới để phát triển kinh tế, đặc biệt là đưa cây dâu về trồng để lấy lá làm thức ăn cho tằm nhằm thay thế các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp tại những vùng đất ven sông, ven suối, đất đồi trồng keo, tràm ở vị trí thấp trũng.

Với quyết tâm đó nên từ hơn 1 năm trước khi triển khai (tháng 9/2022), HTX Cường Nga đã đưa cây dâu lai về trồng trên diện tích 3 ha tại xã Quang Diệm. Mặc dù mới trồng thử nhưng năng suất dâu lá đạt trên 10 tấn/ha. HTX cũng lắp đặt máy điều hòa, giá đỡ... Tháng 3/2024, HTX bắt đầu tiến hành thả nuôi 2 hộp tằm/tháng, tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm nên sản lượng kén tằm thu về thấp, không như mong muốn.

z5848431256168_ce6f48bc5ec08bec068427d5cf7741f7.jpg
Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm tham quan vườn dâu rộng 3 ha của HTX Cường Nga tại xã Quang Diệm.

Không nản chí, anh Nguyễn Văn Cường - Phó Giám đốc HTX Cường Nga kiêm Chủ nhiệm CLB Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Hương Sơn tiếp tục hành trình “tầm sư học đạo”. Với sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương, từ tháng 6/2024 đến nay, HTX Cường Nga đã làm chủ quy trình nuôi tằm con và tằm lớn với các giống tằm chính: VH 2020 và tằm lưỡng hệ Trung Quốc. Đặc biệt là mới nuôi nhưng 12 hộp tằm (mỗi hộp 100gam) do HTX Cường Nga sản xuất, bán ra thị trường thu về 86 triệu đồng. Đến nay, HTX Cường Nga đã đạt mục tiêu "kép" từ trồng dâu và nuôi tằm.

“Nuôi tằm không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo của người nuôi. Vất vả nhất là trong 3 ngày tằm ăn rỗi, nhân công phải thường xuyên theo dõi. Thế nhưng, bù lại, nuôi tằm cho giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp truyền thống (trồng lúa, ngô)” - anh Cường chia sẻ.

z5848431306634_af1170fa568ee0707ccff486306b5c7b.jpg
Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm thăm mô hình nuôi tằm của HTX Cường Nga tại xã Quang Diệm.

Đối với việc trồng dâu, theo Phòng NN&PTNT huyện, hiện trên thị trường có khá nhiều loại phù hợp như GQ2, VH15, S7, S7 CP… Những loại này rất dễ trồng, chỉ sau 6 tháng là có thể thu hoạch, năm thứ 2 năng suất lá dâu có thể đạt 15 - 20 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi có thể đạt 35 - 40 tấn/ha. Trừ tất cả chi phí, mỗi ha dâu có thể mang lại thu nhập 100 - 120 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác.

Một hộp tằm con (trọng lượng 100 gam) nuôi trong khoảng thời gian 15 ngày sẽ hết khoảng 800 kg lá dâu nhưng có thể cho ra 45 - 50 kg kén. Giá trên thị trường là 160 – 180.000 đồng/kg, trung bình mỗi tháng người dân có thể thu hoạch 13 - 15 triệu đồng.

z5844992389424_812aa206aeb8cb4db4c147575aebef20.jpg
Mô hình nuôi tằm mở ra nhiều cơ hội đổi đời với người dân Hương Sơn.

Sự thành công bước đầu của HTX Cường Nga mở ra nhiều cơ hội đổi đời với người dân Hương Sơn trong việc tập trung mở rộng diện tích trồng dâu và nuôi tằm, đặc biệt là việc trồng dâu làm thức ăn cho con tằm. Để khuyến khích bà con Nhân dân trồng dâu, nuôi tằm, HTX đã có một số chính sách hỗ trợ ban đầu, đồng thời giúp người dân lựa chọn hướng đi phù hợp. Theo đó, đối với trồng dâu, HTX đảm nhận cung cấp toàn bộ dâu giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc dưỡng dâu; hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cho đến khi thành công.

HTX sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra theo giá thị trường (theo từng thời điểm). Người dân chỉ cần đối ứng phân chuồng, công chăm sóc. Đối với nuôi tằm, HTX đảm nhận nuôi tằm con từ 1-2 tuổi (giai đoạn này đòi hỏi kỹ thuật cao). Từ 4-5 tuổi sẽ chuyển giao quy trình nuôi cho người dân. Quá trình nuôi sẽ được các cộng sự, thành viên HTX Cường Nga tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Sau 2 tuần cho ra kén, HTX sẽ thu mua lại theo giá thị trường

"Đến thời điểm hiện tại, HTX Cường Nga cũng đã xây dựng được mối liên kết với Công ty cổ phần Dâu tằm tơ đứng chân tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nên đầu ra đảm bảo. Cũng vì lẽ đó, HTX Cường Nga mong muốn người dân ở các địa phương Hương Sơn nắm bắt cơ hội để chuyển đổi mô hình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn” – anh Cường cho biết thêm.

z5844992699126_42bd5962043dd0d098cc2f580ed72980.jpg
Mặc dù mới nuôi nhưng HTX Cường Nga đã làm chủ quy trình nuôi tằm.

Đề cập đến mô hình trồng dâu, nuôi tằm, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng cho biết, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã xuất hiện khá lâu ở các địa phương như Tân Mỹ Hà, An Hòa Thịnh nhưng mất dần trong những năm gần đây. Vì vậy, việc HTX Cường Nga triển khai trồng dâu và nuôi tằm thành công là điều đáng mừng. Huyện Hương Sơn rất ủng hộ vì nghề này đòi hỏi phải có diện tích lớn để trồng dâu làm thức ăn cho con tằm. Trong khi đó, cây dâu lai lại rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của nhiều địa phương ở Hương Sơn, đặc biệt là tại những vùng đất hoang hóa, đất ven sông, ven đồi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...