Xã đầu tiên của huyện Kỳ Anh ra quân phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn

(Baohatinh.vn) - Kỳ Văn là xã đầu tiên của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) ra quân phá bờ thửa nhỏ hình thành cánh đồng lớn để chuẩn bị sản xuất vụ xuân 2022.

Sáng nay (13/11), xã Kỳ Văn tổ chức ra quân thực hiện cuộc vận động “Dồn điền, đổi thửa, phá bờ thửa nhỏ hình thành cánh đồng lớn” tại thôn Hòa Hợp.

Xã đầu tiên của huyện Kỳ Anh ra quân phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn

Kỳ Văn là đơn vị đầu tiên thực hiện việc dồn điền, thành cánh đồng lớn của huyện Kỳ Anh.

Chuẩn bị vụ xuân 2022, Nhân dân thôn Hòa Hợp (xã Kỳ Văn) đã ra quân dồn 786 thửa trên diện tích 50ha xuống còn 89 thửa.

Theo kế hoạch, sau thôn Hòa Hợp, xã Kỳ Văn sẽ thực hiện việc phá bờ thửa nhỏ hình thành cánh đồng lớn ở các thôn: Liên Sơn, Mỹ Liên, Nam Mỹ Lợi, Sa Xá...

Xã đầu tiên của huyện Kỳ Anh ra quân phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn

Phá thửa nhỏ hình thành cánh đồng lớn sẽ thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất

Việc dồn điền, đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng ruộng sản xuất manh mún, hình thành vùng sản xuất tập trung; tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, năng suất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp; tạo thuận lợi hơn khi liên kết với doanh nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn lực để xây dựng nông thôn mới bền vững.

Ông Nguyễn Cao Cường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Văn cho biết: “Ngoài chính sách của cấp trên, xã Kỳ Văn hỗ trợ toàn bộ kinh phí máy móc để thực hiện dồn điền đổi thửa, người dân sẽ phá bỏ một số bờ nhỏ, nâng cấp, gia cố thêm hệ thống kênh tưới”.

Xã đầu tiên của huyện Kỳ Anh ra quân phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn

Người dân thôn Hòa Hợp (Kỳ Văn) xác định các thửa ruộng của minh trên bản đồ sau khi dồn điển, đổi thửa.

Thực hiện chủ trương phá bờ thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lớn, thời gian qua, huyện Kỳ Anh đã triển khai được 200 ha của 28 vùng, mỗi vùng trên 5 ha. Khi hình thành cánh đồng lớn sẽ rất hiệu quả, trong đó, sản xuất cùng 1 quy trình, cùng 1 giống, cùng thời vụ nên giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất. Kế hoạch vụ xuân 2022, huyện tiếp tục thực hiện 245 ha tại các xã trọng điểm sản xuất lúa, hình thành cánh đồng lớn, đồng thời cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quy hoạch lại hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng trên toàn vùng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.