Bệnh khảm lá sắn “tái xuất” trên đồng ruộng Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, hiện nay bệnh khảm lá sắn đã trở lại gây hại tại xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh.

Cơ quan này dự báo, đây là năm thứ 2 bệnh khảm lá sắn được ghi nhận tại Hà Tĩnh và đang có khả năng tiếp tục lây lan trên diện rộng trong thời gian tới…

Bệnh khảm lá sắn “tái xuất” trên đồng ruộng Hà Tĩnh

Khảm vàng loang lổ trên lá, cây nhiễm bệnh càng nặng thì càng cong queo, nhăn nhúm là biểu hiện đặc trưng của bệnh khảm lá sắn

Diện tích nhiễm bệnh được xác định là 0,2 ha tại thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn trên giống KM140. Tỷ lệ bệnh trung bình 10- 15%, nơi cao 20- 30%, đặc biệt có những điểm cục bộ lên đến 70- 80%, ở giai đoạn cây đang phát triển 10- 15 ngày.

Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Masaic virus gây ra. Bệnh lan truyền qua môi giới là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh với triệu chứng đặc trưng là khảm vàng loang lổ trên lá. Ở mức độ gây hại nặng, bệnh làm cho lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm.

Bệnh lây lan nhanh, khó phòng trừ. Điều đáng nói, hiện bệnh đã phát sinh gây hại tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị với diện tích 1.368 ha.

Bệnh khảm lá sắn “tái xuất” trên đồng ruộng Hà Tĩnh

Năm 2019, bệnh khảm lá sắn đã gây hại trên 200 ha tại Hà Tĩnh, gây thiệt hại cho bà con nông dân

Tại Hà Tĩnh, dù mới xuất hiện diện tích nhỏ nhưng khả năng lây lan diện rộng khá cao. Vào năm 2019, bệnh khảm lá sắn đã hoành hành gây hại trên 200 ha sắn của nhiều xã thuộc vùng thượng Kỳ Anh, gây thiệt hại cho bà con nông dân.

Trước diễn biến của dịch bệnh, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh khuyến cáo bà con nông dân tập trung cao cho công tác phòng trừ. Ưu tiên điều tra, dự tính phát sinh của bệnh và sự xuất hiện của loài môi giới truyền bệnh - bọ phấn trắng.

Bệnh khảm lá sắn “tái xuất” trên đồng ruộng Hà Tĩnh

Dù đã được khuyến cáo phải tiêu hủy tàn dư của cây bệnh, song nhiều bà con vẫn vứt lại bừa bãi trên đồng ruộng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến bệnh trở lại trong vụ sắn năm nay ở xã Kỳ Sơn

Đồng thời, tiến hành khoanh vùng phun thuốc xử lý theo hướng dẫn. Tiêu hủy tàn dư của cây bệnh, vệ sinh đồng ruộng để tránh sự lây lan.

Cũng theo cơ quan chuyên môn, các địa phương cần có biện pháp nghiêm cấm các hành vi buôn bán, trao đổi giống sắn đã bị nhiễm bệnh; tuyệt đối không sử dụng nguồn giống sắn đã bị bệnh vào sản xuất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.