Chốt cao tốc qua Hà Tĩnh, Quảng Bình hoàn thành trước 30/6/2025

Hai dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đang được Bộ Giao thông Vận tải đốc thúc tiến độ hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Hai Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đang được Bộ Giao thông Vận tải đốc thúc tiến độ nhằm hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Nhà thầu thi công một Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Nhà thầu thi công một Dự án đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy vừa có yêu cầu các đơn vị tham gia Dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn Vũng Áng-Bùng và Bùng-Vạn Ninh triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đưa dự án về đích trước 30/6/2025.

Đánh giá cao nỗ lực của chủ đầu tư, tư vấn và các nhà thầu đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng, khắc phục các khó khăn, tổ chức triển khai thi công các dự án thành phần bám sát tiến độ yêu cầu (sản lượng đoạn Vũng Áng - Bùng đạt gần 34%, đoạn Bùng - Vạn Ninh đạt hơn 31% giá trị hợp đồng), tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy nhìn nhận, một số nhà thầu tổ chức thi công chưa khoa học, một số hạng mục còn chậm so với tiến độ điều chỉnh.

Xác định khối lượng yêu cầu hoàn thành của năm 2024 là rất lớn, quyết định thành công việc hoàn thành đưa các dự án vào khai thác sử dụng trong năm 2025 theo đúng yêu cầu, Thứ trưởng yêu cầu Ban Quản lý dự án 6 chỉ đạo các đơn vị tư vấn, nhà thầu phối hợp chặt chẽ với địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư, rà soát các vị trí là đường găng về tiến độ như khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, cống,… để ưu tiên giải phóng mặt bằng trước.

Đối với các vị trí đã phê duyệt phương án đền bù, bố trí tái định cư nhưng không bàn giao mặt bằng, chưa cho thi công, chủ đầu tư tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban Nhân dân các tỉnh có biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng chỉ đạo Ban Quản lý dự án 6 yêu cầu tư vấn giám sát đánh giá kết quả thực hiện của từng nhà thầu hàng tháng, kịp thời có giải pháp chấn chỉnh nhà thầu, bù đắp tiến độ đối với hạng mục bị chậm; kiên quyết, kịp thời xử lý các nhà thầu chậm tiến độ, vi phạm chất lượng theo quy định của hợp đồng và pháp luật liên quan.

Ban Quản lý dự án 6 phải chỉ đạo nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát tập trung đẩy nhanh việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (bao gồm cả hạng mục an toàn giao thông), phấn đấu hoàn thành trong tháng 3/2024.

Đối với các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy yêu cầu khẩn trương rà soát tiến độ thi công tổng thể, chi tiết, đảm bảo khoa học, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế hiện trường (xác định rõ nhu cầu máy móc, thiết bị, nhân lực theo từng thời điểm; tính toán dự trù tài chính, vật tư, vật liệu chủ yếu,…), phấn đấu hoàn thành các gói thầu, đoạn tuyến trước ngày 30/6/2025.

Nhà thầu phải có kế hoạch lắp đặt đầy đủ các trạm trộn cấp phối đá dăm gia cố xi măng, bê tông nhựa cũng cần được xây dựng bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các thí nghiệm, thi công thử cần thiết theo quy định; chủ động tập kết vật liệu chủ yếu, đặc biệt là vật liệu nhựa đường, cát, đá, các trang thiết bị an toàn giao thông,… đáp ứng tiến độ hoàn thành,” Thứ trưởng Huy nhấn mạnh.

Nguồn vật liệu cát thi công một dư án đường bộ. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Nguồn vật liệu cát thi công một dư án đường bộ. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Riêng các nhà thầu có sản lượng thi công thấp như Công ty Cổ phần Xây lắp 368, Công ty Cổ phần 479 Hòa Bình, Công ty Cổ phần Vimeco, Vinaconex, Công ty Cổ phần 471, Công ty DMA, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển HUGIA và Công ty Cổ phần Xây dựng Trường Xuân cần huy động, bổ sung đầy đủ máy móc theo hợp đồng, kế hoạch đã chấp thuận, quyết liệt triển khai ngay tại các vị trí đã có công địa.

“Các đơn vị tham gia thực hiện dự án cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm, kịp thời tham mưu, xử lý các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công; kiểm soát chặt chẽ chất lượng, không vì tiến độ mà đánh đổi chất lượng, an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,” Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy nói./.

Dự án thành phần đoạn Vũng Áng-Bùng có tổng chiều dài hơn 55km, đi qua địa bàn hai tỉnh Hà Tĩnh (gần 13km); Quảng Bình (hơn 42km). Tổng mức đầu tư dự án hơn 12.500 tỷ đồng.

Dự án Cao tốc Bắc-Nam đoạn Bùng-Vạn Ninh có tổng chiều dài gần 49km đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 9.400 tỷ đồng.

Giai đoạn phân kỳ, cả hai dự án cao tốc này được đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80km/h.

vietnamplus.vn

Chủ đề Cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.