(Baohatinh.vn) - Những hàng cọc tre ở vùng Cửa Sót đang góp phần cho thu nhập, bảo vệ khối tài sản trên sông của người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Khoảng 3 năm gần đây, người dân thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ (Lộc Hà) dùng hàng loạt khúc tre "đặc ruột", tre già có chiều dài 3-4m đóng xuống lòng sông (sâu 1m) kết hợp với những thân tre dài 7-9m bắc ngang (chằng néo) để hình thành những công trình hữu ích trên các bãi bồi vùng Cửa Sót. Hàng vạn khúc tre được cắm xuống lòng sông và bước đầu phát huy hiệu quả. Ông Đào Anh Văn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Mai Phụ cho biết: “Đây là những cọc tre “đặc chủng”, phải lên tận các huyện miền núi của tỉnh, thậm chí phải ra Nghệ An chọn lựa. Cọc tre được bà con đưa ra lòng sông liên kết với nhau rất chắc chắn để nuôi hàu hết hợp làm hàng rào bảo vệ bãi ngao, ngăn chặn bèo tây và rác thải tràn vào các bãi nuôi nhuyễn thể gây ô nhiễm môi trường, làm chết các đối tượng nuôi”. Những “bức tường” làm bằng tre có chiều dài 2-3 km và chiều rộng có 2 - 5 lớp, mỗi lớp cách nhau 50 - 70cm chạy dọc các dòng lạch, uốn lượn theo các bãi nuôi hến của mỗi gia đình. Phía dưới chân được cột lưới mắt dày có chiều cao khoảng 30 – 40 cm để ngăn ngao bị dòng chảy cuốn trôi. Anh Phạm Văn Thái ở thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ) cho biết: “Sở dĩ gia đình tôi và bà con trong vùng lựa chọn cọc tre đóng ở sông là vì cây tre bền (dùng được 4 - 5 năm), chịu đựng được sóng to và gió lớn, dễ vận chuyển, dễ buộc, dễ đóng hơn các cọc từ các loại thân cây khác, giá thành lại rẻ. Bà con cũng đã từng dùng thử cọc bê tông nhưng không ổn vì dễ bị sụt lún, nghiêng đổ trong quá trình sử dụng”.
Hiện nay, tất cả các hộ nuôi trồng thủy sản ở thôn Mai Lâm (nuôi hàu, ngao) đều sử dụng cọc tre đóng ở bãi bồi. Đây là những công trình đa năng, đa tác dụng, đồng thời kết hợp để nuôi hàu tự nhiên (không cần giống, không cần cho ăn)... Tại thời điểm này, quy mô hàng rào tre của ông Nguyễn Văn Việt (người đứng giữa) lớn nhất thôn Mai Lâm. Ông Việt chia sẻ: “Tôi đã đầu tư 600 triệu đồng mua 12.000 cọc tre đóng xuống lòng sông tạo thành những hàng rào kiên cố (tương đương với diện tích 2,5 ha) để vừa nuôi hàu tự nhiên vừa bảo vệ 20ha ngao của hợp tác xã. Trên hệ thống cọc tre này, tôi đang thu hoạch vụ hàu đầu tiên, ước tính đạt khoảng 2.500 tấn, mang về khoảng 1,5 tỷ đồng. “Vì các bãi cọc tre đang phát huy tốt công năng, hiệu quả sử dụng nên tôi đang tiếp tục gia cố hàng rào để cuối năm 2025 có 5ha cọc tre nuôi hàu. Qua đó, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho 18 lao động tại chỗ”, ông Việt chia sẻ thêm.
Ngoài đem lại lợi ích cho các hộ nuôi trồng, các bãi cọc còn góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân trong vùng. Bởi, nhờ những hàng cọc tre ngang dọc mà tôm, cá có nơi trú ngụ. Dòng chảy không xiết nên có nhiều hàu, hến, cá đuối, cá chai, cua... trong tự nhiên sinh sôi nảy nở, hằng ngày người dân trong vùng có thể đánh bắt được nhiều hơn. Tài sản và môi trường nuôi trồng được bảo vệ, bãi nuôi hạn chế tối đa xói lở, thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích tăng lên... nên hàng chục hộ nuôi trồng nhuyễn thể ở thôn Mai Lâm đang tiếp tục học tập kinh nghiệm, ưu tiên kinh phí để mở rộng diện tích, quy mô các bãi cọc tre trên các bãi bồi. Ông Lê Văn Đông – Bí thư Đảng ủy xã Mai Phụ cho biết: “Bà con thôn Mai Lâm đang sử dụng vùng bãi bồi được quy hoạch nuôi nhuyễn thể có quy mô thuộc diện lớn nhất tỉnh với gần 100 ha ở vùng Cửa Sót (gồm cả thuê của xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà). Mỗi năm, từ nuôi ngao, hàu kết hợp với đánh bắt, khai thác các loài tự nhiên, mỗi ha cho doanh thu khoảng 1 tỷ đồng. Vì vậy, những hàng cọc tre nơi biển cửa này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, tạo thêm việc làm, phát triển thêm các đối tượng nuôi mới để nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích".
Video: Những bãi cọc tre phục vụ nuôi nhuyễn thể ở Cửa Sót.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, kiện toàn ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bà con nông dân ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tích cực bám đồng, vớt vát vụ dưa hấu sau nhiều lần bị thiệt hại do thời tiết bất lợi và gặp sâu bệnh.
Ngôi sao hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2025 là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đổi mới, xây chuỗi dịch vụ hiệu quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Lương (Hà Tĩnh).
Các địa phương phải báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh về UBND tỉnh Hà Tĩnh trước 16 giờ hằng ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc - xin phòng bệnh đợt 1 năm 2025 cho đàn vật nuôi, hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
Từ tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo CHESH, việc thực hiện các phương pháp nông nghiệp mới cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự bền vững cho cả hệ thống rừng, rẫy và ruộng ở Việt Nam.
Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đề nghị, ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Công trình đường điện thắp sáng làng quê của thôn 8, xã Hương Long, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư trên 70 triệu đồng từ nguồn kêu gọi con em xa quê, đóng góp của người dân...
Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, theo hướng liên kết vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng vững mạnh, hoàn thiện bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tùy tiện sử dụng giống ngoài cơ cấu, một số bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vô tình tạo "mồi lửa" cho bệnh đạo ôn lá phát sinh trên nhiều diện tích lúa xuân tại địa bàn.
Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đặt mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí nhằm nâng cao đời sống Nhân dân.
Chuyển đổi số trong xây dựng NTM đang được Hà Tĩnh từng bước triển khai, với mục tiêu hướng đến là xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.
Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Từng được biết là vùng đất “rừng thiêng nước độc”, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nay đang đổi thay nhờ phát triển kinh tế vườn đồi.
CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Hà Tĩnh đang góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và lan tỏa cách làm giàu đến hội viên nông dân.
Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng để xây tuyến đường nhựa đại đoàn kết ven kênh N2 kết nối khu tổ hợp dân cư xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
Từ trăn trở nâng cao giá trị của lươn không bùn, ông Nguyễn Minh Hà (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư và phát triển sản phẩm lươn sấy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Nhiều sâu bệnh gây hại vụ xuân khiến nông dân Hà Tĩnh tăng dùng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến lạm dụng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng và sức khỏe con người.
Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện cấp phát, giải ngân nguồn vốn kịp thời; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định.
Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.