Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi Vũ Quang thận trọng tái đàn “đón” tết

(Baohatinh.vn) - Khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn được khống chế, người chăn nuôi ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã nhanh chóng vệ sinh chuồng trại, thực hiện tái đàn, tăng đàn trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học để phục vụ thị trường tết.

Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi Vũ Quang thận trọng tái đàn “đón” tết

Bà Nguyễn Thị Linh (thôn Hợp Lợi, xã Hương Minh) thả 50 con lợn thịt để phục vụ thị trường tết.

Mặc dù liên tục gặp khó khăn khi giá xuống thấp, giá thức ăn chăn nuôi tăng... nhưng người chăn nuôi lợn Vũ Quang vẫn nỗ lực tái đàn, tăng đàn để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.

Bà Nguyễn Thị Linh (thôn Hợp Lợi, xã Hương Minh) cho biết, từ đầu tháng 7 đến nay, giá lợn hơi giảm mạnh, có lúc chạm đáy. Cùng với đó là DTLCP diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ lợn bị chững lại. Nhằm tránh thua lỗ, gia đình bà đã chuyển sang nuôi gà thịt. Đến nay, khi dịch bệnh trên địa bàn huyện đã được kiểm soát, lại là thời điểm cuối năm nên gia đình bà Linh đã mạnh dạn thả 50 con lợn thịt.

Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi Vũ Quang thận trọng tái đàn “đón” tết

Đàn lợn của bà Linh vừa thả được hơn 10 ngày.

Bà Linh cho hay: “Thời điểm này xuống giống thì sẽ có lợn thịt bán vào dịp tết, hy vọng lúc đó giá lợn hơi sẽ ở mức cao. Hiện tại, đàn lợn của tôi đã được hơn 10 ngày, nhờ chọn con giống tốt, thực hiện đầy đủ các khâu tiêu độc khử trùng và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nên đàn lợn phát triển khỏe mạnh, dự kiến đến khoảng 20 tết là có thể xuất bán”.

Cũng theo bà Linh, hiện tại, giá lợn hơi dao động từ 48 - 50.000 đồng/kg (cao hơn thời điểm đầu tháng 10 từ 13 - 16.000 đồng/kg). Đây là tín hiệu đáng mừng để bà và các hộ chăn nuôi trên địa bàn yên tâm tái đàn lợn.

Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi Vũ Quang thận trọng tái đàn “đón” tết

Để hỗ trợ người dân, xã Hương Minh thường xuyên hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, theo dõi sự phát triển của đàn lợn thường xuyên.

Chủ tịch UBND xã Hương Minh Đoàn Ngọc Lương thông tin: "Tổng đàn lợn trên bàn xã hiện đạt hơn 4.000 con. Nhằm giúp người dân tái đàn, tăng đàn an toàn, hiệu quả, địa phương thường xuyên hướng dẫn người dân thực hiện khử trùng chuồng trại, chọn con giống có nguồn gốc đảm bảo.

Xã cũng tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các trang trại, hộ nuôi siết chặt quy trình khử trùng vào ra tại khu vực nuôi; theo dõi sự phát triển hằng ngày của đàn lợn. Khi phát hiện lợn ốm, chết bất thường phải báo ngay chính quyền địa phương để có phương án xử lý, tránh tình trạng dịch bệnh lây lan ra các địa phương khác".

Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi Vũ Quang thận trọng tái đàn “đón” tết

Bà Hoàng Thị Hoa (thôn 4, xã Thọ Điền) chăm sóc đàn lợn 60 con của gia đình.

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, từ đầu tháng 10, gia đình bà Hoàng Thị Hoa (thôn 4, xã Thọ Điền) đã bắt đầu thả nuôi lợn thịt trở lại. Theo chia sẻ của bà Hoa, trước khi tái đàn, gia đình bà được cán bộ thú y xã hướng dẫn những kỹ thuật để tiêu độc, khử trùng và chăn nuôi lợn an toàn sinh học, nên bà khá yên tâm.

Bà Hoa cho biết: “Để đảm bảo an toàn, gia đình đã lựa chọn lợn giống chất lượng từ các trại nái lớn, được tiêm phòng các loại vắc-xin, tỉ lệ nạc cao. Nhờ thực hiện đầy đủ các khâu tiêu độc khử trùng và chăn nuôi theo hướng an toàn nên đàn lợn 60 con của gia đình phát triển nhanh, khỏe mạnh. Dù mới thả nuôi được 1 tháng, đàn lợn của gia đình hiện đã đạt trọng lượng hơn 30 kg".

Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi Vũ Quang thận trọng tái đàn “đón” tết

Bà Hoa thường xuyên vệ sinh chuồng trại để bảo về đàn vật nuôi.

Cũng theo bà Hoa, khi dịch bệnh trên địa bàn được kiểm soát, không chỉ bà mà nhiều hộ chăn nuôi khác trong xã cũng đã mạnh dạn “rót vốn” đầu tư nuôi lợn vụ tết. Để tránh rủi ro, tất cả các hộ chăn nuôi đều chú trọng khâu vệ sinh chuồng trại và chọn con giống.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Vũ Quang, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện hiện đạt hơn 40.000 con (tăng hơn 6.000 con so với thời điểm đầu tháng 10/2021). Thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn đang tập trung nguồn vốn để đầu tư tái đàn, tăng đàn phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán sắp tới.

Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát, người chăn nuôi Vũ Quang thận trọng tái đàn “đón” tết

Tổng đàn lợn trên địa bàn hiện đạt hơn 40.000 con (tăng hơn 6.000 con so với thời điểm đầu tháng 10/2021).

Ông Võ Quốc Hội - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT & Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang cho biết, từ ngày 25/9 đến nay, trên địa bàn huyện không bùng phát thêm ổ DTLCP nào. Đây là điều kiện thuận lợi để người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho thị trường, đặc biệt là trong dịp tết sắp tới.

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cho các hộ khi tái đàn và tăng đàn, chúng tôi đã chỉ đạo các xã, thị trấn thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt công tác an toàn sinh học.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.