Người đầu tiên trồng dưa lưới công nghệ Israel trên đất Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Từ mảnh đất ông bà để lại, chị Phan Thị Kim Chung ở xã Xuân Viên (Nghi Xuân) đã mang “công nghệ của Israel” về trồng dưa lưới đầu tiên trên mảnh đất Hà Tĩnh.

“Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng với tâm huyết và quyết tâm của mình, chị đã thành công.

Người đầu tiên trồng dưa lưới công nghệ Israel trên đất Hà Tĩnh

Niềm vui của chị Chung với thành quả đầu bước đầu

“Từ bỏ biên chế Trường Trung cấp Nông nghiệp Bình Dương về quê khởi nghiệp trên mảnh vườn gần 900 m2 ở xóm 4 xã Xuân Viên (Nghi Xuân), mạnh dạn vay mượn, tôi đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đầu tiên trên đất Hà Tĩnh. Vậy mà đến ngày “hái quả”, cơn bão số 2 năm 2017 đã “xóa sổ” vườn dưa lưới. Chỉ sau một đêm, biết bao tâm huyết, công sức, tiền bạc còn lại hai bàn tay trắng..." - Chị Chung hồi nhớ.

Giải quyết nợ nần, khôi phục lại vườn dưa lưới mà mình luôn đau đáu, ấp ủ, chị đành phải bôn ba đi khắp nơi để chuyển giao KHKT về công nghệ trồng dưa lưới của Israel cho một số tỉnh phía Nam; lăn lộn làm đủ nghề từ “cò đất” cho đến phiên dịch cho người Đài Loan... để kiếm tiền.

Có được ít vốn trong tay, chị lại trở về quê hương tiếp tục đầu tư cho vườn dưa lưới của mình.

Người đầu tiên trồng dưa lưới công nghệ Israel trên đất Hà Tĩnh

Sau 2 tháng chăm sóc, vun trồng dưa lưới đã đến ngày "đơm hoa, kết trái"

Bắt đầu từ tháng 2/2018, chị bắt tay vào xây dựng lại 3 nhà màng khép kín được thiết kế chắc chắn để phòng chống mưa bão cùng với hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel. Trong đó, một nhà màng chị ươm thử nghiệm 600 cây dưa với nhiều loại giống của Nhật Bản; còn 2 nhà màng chị trồng hơn 1.600 giống dưa lưới các loại như: giống AB của Công ty Khang Nguyên (TP.Hồ Chí Minh), giống dưa của Công ty Nuvi - Israel và một ít giống dưa Hà Lan.

Người đầu tiên trồng dưa lưới công nghệ Israel trên đất Hà Tĩnh

Giống dưa lưới Hà Lan cho quả to tròn, thơm ngon

Sau hơn 2 tháng miệt mài chăm sóc, đến nay, vườn dưa lưới của chị đã “đơm hoa, kết trái” và dự kiến khoảng 10 ngày tới sẽ cho kỳ thu hoạch.

Chị Chung vui vẻ cho biết: Tỷ lệ đậu quả của vườn dưa chiếm khoảng 85%, mỗi quả nặng bình quân từ 1,5 – 2,3 kg. Sản lượng của vụ này ước tính gần 2 tấn quả, bán với giá 50 – 60 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, vụ dưa này sẽ mang về cho chị hơn 60 triệu đồng.

Người đầu tiên trồng dưa lưới công nghệ Israel trên đất Hà Tĩnh

Dưa lưới giống AB có trọng lượng trung bình từ 1,5 - 2,3 kg, bán với giá từ 50 - 60 nghìn/kg

Việc áp dụng trồng dưa lưới trong nhà màng vừa giúp chắn mưa vừa ngăn côn trùng xâm nhập, giúp giảm chi phí sản xuất (do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại). Dưa có vị thơm, ngọt thanh thanh nên được nhiều người ưa chuộng.

Dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng hiện tại, vườn dưa của chị đã có nhiều khách hàng ở Hà Nội, TP. Vinh (Nghệ An) tìm đến “đặt hàng”.

Người đầu tiên trồng dưa lưới công nghệ Israel trên đất Hà Tĩnh

Dưa lưới công nghệ cao phù hợp trên đất Nghi Xuân, cần phát triển nhân rộng

Theo chị Chung, vùng đất Nghi Xuân rất thích hợp để trồng dưa lưới công nghệ cao từ tháng 2 cho đến tháng 8 với nhiều loại giống khác nhau. Sau thu hoạch vụ dưa lưới này, chị sẽ tiến hành trồng dâu tây, dưa leo và cà chùa... thích hợp với điều kiện thời tiết và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trồng dưa lưới theo công nghệ Israel của chị Phan Thị Kim Chung đã mang đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Mô hình này là hướng đi mới tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác, mở ra cơ hội cho bà con nông dân không chỉ trên địa bàn xã mà có thể phát triển trên toàn huyện.
Ông Ngụy Khắc Phúc - Chủ tịch UBND xã Xuân Viên

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.