Cùng nông dân Hà Tĩnh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh hiện có 32 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ở 62 xã, phường, thị trấn. Nguồn vốn của các quỹ đã trở thành điểm tựa để người dân các địa phương đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Cùng nông dân Hà Tĩnh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, xây dựng cuộc sống mới. Ảnh Đậu Hà

Đến nay, 32 quỹ tín dụng nhân dân (TDND) đã kết nạp 59.656 thành viên ở 62 xã có hoạt động của quỹ. Đến cuối tháng 11/2023, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống quỹ TDND đạt 4.977 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 4.400 tỷ đồng. Có 12 huyện, thành, thị thành lập từ 1-3 quỹ tín dụng; riêng huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, mỗi huyện có 6 quỹ, hoạt động cung ứng vốn trên địa bàn 19 xã. Hầu hết các quỹ thu hút trên 50% số hộ trên địa bàn tham gia; nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay của các thành viên. Cơ sở vật chất các quỹ tín dụng được xây dựng khang trang, thiết bị làm việc đầy đủ; đội ngũ cán bộ, nhân viên đa số có trình độ đại học,

Gắn với sự phát triển KT-XH của các địa phương, đặc biệt là chương trình xây dựng NTM, các quỹ TDND bám sát nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tập trung đầu tư tín dụng với lãi suất hợp lý và sự hỗ trợ sát sao trong thực hiện quy trình, thủ tục vay vốn.

Cùng nông dân Hà Tĩnh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

Người dân Thạch Mỹ (Lộc Hà) có thu nhập khá từ nghề làm chổi đót truyền thống. Ảnh Tiến Dũng.

Nếu như Quỹ TDND Bắc Thạch (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) cho vay đầu tư mô hình trang trại, nhà lưới để trồng dưa lưới, rau, hoa, quả, thì Quỹ TDND Thạch Mỹ (Lộc Hà) cho vay ưu đãi mua máy nông nghiệp, sản xuất hương, chổi đót; chăn nuôi, chế biến nông sản; Quỹ TDND Cương Gián (Nghi Xuân) cho vay xuất khẩu và phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chị Dương Thị Hiếu - Chủ tịch HĐQT Quỹ TDND Bắc Thạch cho rằng “Tạo lập niềm tin với khách hàng là yếu tố có tính quyết định trong hiệu quả hoạt động của quỹ. Bằng chính sách lãi suất để khuyến khích vay và huy động vốn, thái độ phục vụ tận tình, niềm nở, kịp thời khi dân cần vốn, Quỹ đã thực sự trở thành người bạn đồng hành của Nhân dân”.

Nguồn vốn vay của các quỹ TDND đầu tư cho các mô hình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lao động tại các địa phương, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân.

Cùng nông dân Hà Tĩnh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

Chị Phan Thị Lý ở xã Cương Gián (Nghi Xuân) được Quỹ TDND xã cho vay vốn đầu tư các mô hình sản xuất mới.

Chị Phan Thị Lý ở xã Cương Gián (Nghi Xuân), vay vốn của quỹ TDND đi xuất khẩu lao động, sau đó trở về quê tiếp tục được quỹ đầu tư phát triển 2 HTX trên các lĩnh vực: môi trường và chế biến nước mắm, nuôi cua trong hộp nhựa; doanh thu bình quân đạt 8 tỷ đồng, tạo việc làm cho 25 lao động. Chị Lý chia sẻ: “Tôi đã nhiều lần được Quỹ đồng hành, trong đó thời điểm vay lớn nhất hơn 1 tỷ đồng. Cũng như bao người khác lập nghiệp từ gian khó, tôi không bao giờ quên sự tin tưởng tạo điều kiện của Quỹ để hôm nay gây dựng được mô hình kinh tế bền vững ở quê hương, giúp đỡ được nhiều lao động có việc làm, thu nhập ổn định”.

Còn ông Trần Hữu Tỵ ở thôn Hà Ân (xã Thạch Mỹ, Lộc Hà) vừa được vay hơn 1 tỷ đồng từ quỹ tín dụng để phát triển chăn nuôi và thu mua, chế biến nông sản cho biết: “Nhờ có quỹ tín dụng với cơ chế vay thông thoáng, lãi suất hợp lý nên các ý tưởng đầu tư của tôi đều nhận được sự tiếp sức của vốn tín dụng. Sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi, gia đình tôi có điều kiện nuôi con ăn học, cải thiện cuộc sống”.

Cùng nông dân Hà Tĩnh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng nhân dân Thạch Mỹ (Lộc Hà) bàn các giải pháp cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Với lợi thế gần dân, cơ chế cho vay nhanh, thuận lợi, lãi suất hợp lý, Quỹ tín dụng đã tạo lập được niềm tin cả với người vay và người gửi tiết kiệm. Thực tế cho thấy, nơi nào có quỹ tín dụng hoạt động tốt đều không có chỗ đứng chân của các hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi. Ông Trần Bá Hoành - Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) khẳng định quan điểm chỉ đạo của địa phương đối với quỹ tín dụng: “Lấy kinh doanh, lợi nhuận để duy trì và phát triển quỹ, nhưng phải đặt trách nhiệm phục vụ người dân trong sản xuất, kinh doanh lên hàng đầu”.

Cùng nông dân Hà Tĩnh nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất

Ông Trần Bá Hoành - Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn và Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân xã kiểm tra mô hình trồng hoa cúc trong nhà lưới từ vốn vay của quỹ, mỗi năm thu nhập 150 triệu đồng/sào.

Bên cạnh đầu tư tín dụng, với hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại theo hướng chuyển đổi số, một số quỹ đã mở rộng thêm dịch vụ chuyển tiền, phát thẻ ATM, thanh toán qua điện thoại, tạo thuận lợi cho các thành viên trong giao dịch. Nhiều cán bộ trong hội đồng quản trị của các quỹ có năng lực và sự tín nhiệm, được điều chuyển sang làm cán bộ lãnh đạo địa phương.

Cùng với các nguồn vốn khác, vốn vay từ quỹ TDND đã góp phần khơi thông dòng vốn ở nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, tổ chức cuộc sống. Điều đáng mừng là 62 xã có quỹ tín dụng hoạt động đều đạt chuẩn xây dựng NTM, trong đó có 22 xã đạt NTM nâng cao, 6 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Quỹ TDND thực sự là người bạn đồng hành thân thiết của nhà nông, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, xây dựng cuộc sống mới.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.