Hà Tĩnh: 10 cá nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

(Baohatinh.vn) - Trong số 10 nghệ nhân Hà Tĩnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phong tặng danh hiệu lần này có 2 người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và 8 người là Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT).

Tại Quyết định số 1020/QĐ-CTN, ngày 9/9/2022, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước NNND cho 64 cá nhân hoạt động ở các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; tri thức dân gian; ngữ văn dân gian; tiếng nói, chữ viết; lễ hội truyền thống.

Hà Tĩnh: 10 cá nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

Nghệ nhân Nguyễn Ban (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) - một trong các nghệ nhân được phong tặng NNND

2 nghệ nhân Hà Tĩnh được phong tặng danh hiệu NNND đợt này là NNƯT Nguyễn Ban (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) và NNƯT Vũ Thị Thanh Minh (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên).

Cả hai nghệ nhân đều được phong tặng danh hiệu NNND ở loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Hà Tĩnh: 10 cá nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

NNND Vũ Thị Thanh Minh (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên)

Đối với NNƯT, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu này cho 547 nghệ nhân trong cả nước, trong đó Hà Tĩnh có 8 người.

8 cá nhân gồm: ông Trần Minh Chính (thôn Thắng Hòa, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà), ông Trần Văn Hoàng (thôn Trung Hậu, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ), bà Đặng Thị Nguyệt (tổ dân phố 1, phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh) - cùng loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Ông Trương Văn Hứa (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và hò chèo cạn.

Hà Tĩnh: 10 cá nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

Ông Trương Văn Hứa (Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) người có công trong phục dựng và gìn giữ hò chèo cạn trong Lễ cầu ngư - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Định (tổ dân phố 8, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh) - loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Ông Ngô Thanh Cẩn (thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà), ông Phạm Quang Hồng (phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh), bà Lương Thị Nguyên (thôn Mai Hoa, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc) - cùng loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Tính từ năm 2016 đến nay, đây là đợt thứ 3 Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng các danh hiệu NNND và NNƯT cho các cá nhân trên cả nước. Sau 3 đợt, Hà Tĩnh có 26 nghệ nhân được phong tặng các danh hiệu, trong đó, có 3 người là NNND và 23 người là NNƯT.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…