Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

(Baohatinh.vn) - Cùng với lễ khai hội vừa diễn ra, hiện, công tác chuẩn bị cho các nội dung phần chính hội trong lễ hội Hải Thượng Lãn Ông xuân Quý Mão 2023 đã được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hoàn tất, đảm bảo trang trọng, ý nghĩa và có tính giáo dục cao.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Người dân nô nức xem hội đua thuyền trên sông Ngàn Phố tại lễ khai hội Hải Thượng Lãn Ông diễn ra vào ngày mồng 8 tháng Giêng vừa qua.

Là lễ hội văn hóa truyền thống, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2015. Sau 2 năm ngừng tổ chức do ảnh hưởng dịch bệnh, năm 2023, lễ hội được các cấp, ngành chỉ đạo thực hiện trở lại, từ ngày mồng 8 đến rằm tháng Giêng (trong đó chính hội diễn ra từ 13 đến 15 tháng Giêng).

Điểm đặc biệt của lễ hội năm nay, dưới sự hướng dẫn của Sở VH-TT&DL, Sở Y tế, sự chỉ đạo và giám sát của UBND huyện Hương Sơn, các địa phương có di tích trong quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được đứng ra tự phối hợp tổ chức các phần lễ và phần hội, nhằm đưa lễ hội thực sự đi vào đời sống của người dân.

Sau phần khai hội, cùng với hội thi đua thuyền truyền thống trên sông Ngàn Phố diễn ra hôm mồng 8 tháng Giêng, do huyện Hương Sơn tổ chức, đến nay các nội dung khác đã được các xã: Quang Diệm, Sơn Giang và Sơn Trung hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng đồng bộ triển khai.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Không gian khu mộ Đại danh y Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung) được vệ sinh sạch đẹp, thoáng đãng giúp du khách cảm giác thoải mái, thanh tịnh khi về dâng hương tại đây.

Ông Nguyễn Tiến Thích - Chủ tịch UBND xã Sơn Trung cho biết: “Tại lễ hội lần này, chúng tôi đảm nhận các phần việc như: phối hợp tổ chức đón tiếp các đoàn khách Trung ương, tỉnh... dâng hương tại khu mộ và tượng đài; tổ chức hội thi nấu gói bánh chưng; phối hợp tổ chức các gian hàng quảng bá sản phẩm đặc sản quê hương, đảm bảo vệ sinh môi trường...

Đến thời điểm này, các phần việc liên quan đã được chính quyền, đoàn thể và người dân thực hiện, chuẩn bị chu tất”.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Công nhân thi công rạp che chuẩn bị cho hội thi gói nấu bánh chưng diễn ra trước sân khu mộ và tượng đài Đại danh y Lê Hữu Trác. Ảnh chụp sáng ngày 31/1/2023.

Được biết, lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2023 có 6 nội dung chính là: lễ hội đua thuyền (đã tổ chức thành công), hội thi trưng bày diều sáo, lễ dâng hương tại khu mộ, lễ rước từ khu mộ về nhà thờ và dâng hương, lễ tế Đại danh y Lê Hữu Trác tại nhà thờ và lễ cầu an sức khỏe tại chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang). Ngoài ra các địa phương còn tổ chức nhiều cuộc thi, trò chơi dân gian khác...

Trong các nội dung chính của lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, lễ cầu an sức khỏe là một trong những nội dung hằng năm thu hút đông đảo bà con địa phương và du khách thập phương tham dự. Thời điểm này, Ban trụ trì, các chư tăng chùa Tượng Sơn cũng đã hoàn tất các phần việc để buổi lễ diễn ra tốt đẹp.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Sân chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang, Hương Sơn) nơi diễn ra nghi lễ cầu an sức khỏe đã được hoàn tất công tác chuẩn bị.

Nhà sư Thích Ngộ Minh Chánh - phụ trách công tác chuẩn bị lễ cầu an ở chùa Tượng Sơn cho biết: “Được UBND huyện giao nhiệm vụ tổ chức lễ cầu an sức khỏe cho Nhân dân, nhà chùa đã bố trí lại không gian, tạo sự rộng rãi thoáng đãng. Đồng thời trang trí, tạo điểm nhấn cảnh quan hài hòa, đẹp mắt để mang lại cảm nhận thanh tịnh, bình an cho người dân khi về với chùa.

Lễ cầu an sẽ diễn ra 2 phần chính là lễ cúng Phật và giác linh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; cầu an sức khỏe cho Nhân dân. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã được hoàn tất”.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Nhà sư Thích Ngộ Minh Chánh - phụ trách công tác chuẩn bị lễ cầu an ở chùa Tượng Sơn.

Trong các hoạt động lễ hội, hội thi trưng bày diều sáo Hải Thượng lần đầu tiên được tổ chức mang lại sự phấn khởi cho nhiều người dân.

Ông Nguyễn Quang Ký (72 tuổi, thôn Hàm Giang, xã Sơn Hàm) cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm diều sáo hàng trăm năm nay. Tuy lễ hội được phục hồi nhiều năm nhưng đây là lần đầu tiên hội thi trưng bày diều sáo được tổ chức khiến tôi rất phấn khởi. Cánh diều sáo Hải Thượng là biểu tượng của thú chơi tao nhã nhưng đó cũng là thể hiện cuộc sống quê hương thanh bình, thịnh vượng. Vì thế chúng tôi rất tự hào, nỗ lực làm những con diều sáo đẹp, ý nghĩa mang đến hội thi”.

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Ông Nguyễn Quang Ký (bên trái) và em trai là ông Nguyễn Quang Đức (xã Sơn Hàm) làm chiếc sáo cho cánh diều tham gia hội thi trưng bày diều Hải Thượng.

Để chuẩn bị cho hội thi trưng bày diều tại lễ hội, ông Ký đã huy động người em trai Nguyễn Quang Đức và người con trai cả là anh Nguyễn Quang Khôi cùng làm diều. Các công đoạn như làm nan tre, sáo gỗ… được ông chuẩn bị từ trước.

Sắp đến ngày thi, ông Ký và mọi người bắt đầu lắp ráp, gia công diều để hoàn thành trước khi mang đến hội thi. Lần này, trên chất liệu vải làm cánh diều, ông sẽ trang trí hình ảnh mục đồng chăn trâu thổi sáo bên những sườn đồi cạnh dòng sông Ngàn Phố… nhằm thể hiện nét đẹp đặc trưng làng quê Hương Sơn thanh bình, yên ả…

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Một số cánh diều sẽ được người dân Hương Sơn mang đến hội thi

Ông Hồ Thái Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Qua soát xét, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho các nội dung lễ hội như: môi trường, cảnh quan, kịch bản các phần lễ, phần hội, nhân sự tham gia, công tác an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã được các địa phương, đơn vị chuẩn bị sẵn sàng.

Với sự chuẩn bị chu đáo, chúng tôi mong muốn lễ hội được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ lan tỏa sâu rộng các giá trị di sản y học, văn hóa mà Đại danh y Lê Hữu Trác để lại trong đời sống Nhân dân Hương Sơn mà còn đến du khách mọi miền”.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.