Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

(Baohatinh.vn) - Đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng nhiều cụ ông Hà Tĩnh vẫn không ngừng lao động, sáng tạo. Không chỉ lấy lao động làm nguồn vui sống, họ còn thể hiện vai trò mẫu mực đi đầu trong xây dựng nông thôn mới.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Vườn lan rực rỡ của cụ ông Võ Quang Tùng, ở thôn Hợp Giáp (Xuân Yên, Nghi Xuân) khiến người xem như được truyền thêm sức sống. Ở vùng đất cằn cỗi này, bằng công sức của con người, loài hoa “khó tính” vẫn vươn lên khoe sắc.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Lan Hồ Điệp như ươm vàng màu nắng...

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

...trắng trong, thanh khiết

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

...rực rỡ, kiêu sa

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Những loài lan rừng mộc mạc, giản dị...

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

...nhưng không kém phần duyên dáng

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Ít ai biết rằng, vườn lan này được tạo dựng và chăm sóc bởi cụ ông Võ Quang Tùng, 82 tuổi. Đặc biệt, cụ Tùng, chính là người đầu tiên đăng ký xây dựng vườn mẫu ở xã Xuân Yên (Nghi Xuân), khi địa phương này bắt đầu công cuộc xây dựng nông thôn mới, năm 2015.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Là thương binh mất sức 61%, sau khi trở về từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cụ Võ Quang Tùng tham gia công tác chính quyền địa phương ở nhiều vai trò khác nhau. Năm 2009, cụ Tùng nghỉ hưu. Năm 2015, cụ là người tiên phong xây dựng vườn mẫu ở Xuân Viên. Năm 2017, vườn mẫu của cụ đạt giải nhất huyện Nghi Xuân và giải B tỉnh Hà Tĩnh. Không dừng lại ở việc mở rộng diện tích trồng từ 100 -150 gốc thanh long ruột đỏ, 3 năm nay cụ còn thử nghiệm trồng 200 giò phong lan. Đến nay, thu nhập từ vườn mẫu đưa về cho gia đình cụ Tùng 150 triệu đồng/năm. (Trong ảnh: Cụ Võ Quang Tùng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm làm vườn cho người đến học hỏi).

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Còn ở thôn Đông Trà (Hương Trà, Hương Khê), ông Nguyễn Văn Trị, 72 tuổi đã nỗ lực cải tạo gần 1500m2 diện tích ao hồ thành vườn cam, bưởi cho thu nhập cao.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Ông Trị cho biết: "Dù tuổi cao, nhưng năm 2015 khi xã phát động xây dựng vườn mẫu, tôi đã tiên phong đăng ký. Gần 1500 m2 ao hồ mọc đầy lau sậy đã biến thành khu vườn xanh tốt".

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Đất không phụ người, đến nay sau 4 năm xây dựng, với 80 gốc bưởi Phúc Trạch, gần 100 gốc cam và vườn ươm cây giống, ông Nguyễn Văn Trị có thu nhập đạt 120 -150 triệu đồng/năm. Sản phẩm cam, bưởi của khu vườn đã được cấp chứng chỉ sản phẩm VietGAP.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Những ngày giữa tháng 3, khi ngắm những cây bưởi đã kết trái với tỉ lệ đậu quả hơn 91%, cao hơn năm ngoái, ông Trị phấn khởi hi vọng về một mùa quả thắng lợi.

Ngắm vườn mẫu của những cụ ông Hà Tĩnh ở tuổi “xưa nay hiếm”

Thường xuyên cập nhật thông tin về kiến thức nông nghiệp qua sách vở, đài báo cùng với quá trình tự tích lũy kinh nghiệm giúp ông Trị trở thành “bàn tay vàng trong làng ươm cây giống” cam, bưởi ở xã Hương Trà. Được biết, nhiều năm qua, cây giống bưởi Phúc Trạch từ vườn ươm của ông Trị đã tạo được “thương hiệu”, không chỉ bà con trong xã mà nhiều hộ gia đình làm vườn ở vùng lân cận, như Hương Thủy, Phúc Đồng... tin dùng. Năm 2018, vườn mẫu của ông Nguyễn Văn Trị đạt giải B, vườn mẫu cấp tỉnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast