Nghệ nhân háo hức “nhập cuộc” Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân sau nhiều lần trì hoãn do dịch COVID-19

(Baohatinh.vn) - Còn ít ngày nữa Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lần thứ 3 sẽ chính thức khai mạc, nhưng thời điểm này, nhiều nghệ nhân “miền đất hát” đã sẵn sàng để trình diễn các làn điệu ca trù độc đáo.

Nghệ nhân háo hức “nhập cuộc” Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân sau nhiều lần trì hoãn do dịch COVID-19

Các nghệ nhân, diễn viên hăng say tập luyện, duyệt sân khấu trong chiều 2/12.

Được chuẩn bị từ đầu năm 2021, huyện Nghi Xuân đã quyết định tổ chức Liên hoan Ca trù toàn huyện lần thứ 3 vào ngày 5 - 6/12 tới. Liên hoan diễn ra tại xã Cổ Đạm sau 2 lần trì hoãn vì dịch bệnh COVID-19. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho liên hoan đã cơ bản hoàn tất.

Bà Trần Thị Cảnh - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Nghi Xuân, Trưởng Ban giám khảo liên hoan cho biết: “Tuy chỉ là liên hoan cấp huyện nhưng Nghi Xuân vốn được coi là cái nôi của ca trù Hà Tĩnh và là nơi có nhiều ca nương, nghệ nhân ca trù nhất tỉnh nên hoạt động này có ý nghĩa lớn, góp phần cùng các tỉnh, thành khác bảo vệ tốt di sản văn hóa phi vật thể của cha ông. Chính vì thế, chúng tôi đã có sự chuẩn bị rất chu đáo.

Trong 9 tháng qua, chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm các hạt nhân văn nghệ ở các trường học và địa phương trên toàn huyện để đào tạo các kỹ năng, kiến thức về hát và biểu diễn ca trù. Kết quả đã phát hiện và tập hợp được 80 học viên mới. Trung tâm đã phối hợp với các trường học, địa phương, tổ chức nhiều khóa tập huấn biểu diễn nghệ thuật ca trù cho các học viên. Qua đào tạo và sơ tuyển, có 38 nghệ nhân, diễn viên sẽ tham gia liên hoan lần này với hơn 70 tiết mục".

Tuy chỉ chọn được 38 thí sinh đủ điều kiện tranh tài nhưng việc tập hợp và đào tạo nhân tố mới đã tạo nên phong trào học hát ca trù trong đông đảo học sinh và Nhân dân Nghi Xuân. Từ đó nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa của cha ông cho thế hệ trẻ. Đặc biệt, miền đất hát Nghi Xuân lại có thêm những gương mặt mới, có thêm những nguồn yêu mới đối với ca trù.

Em Phan Thị Quỳnh Trâm - học sinh lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Công Trứ chia sẻ: “Dù yêu thích ca trù từ lâu nhưng em chưa có cơ hội được học hát ca trù. Khi được các cô chú dạy, em đã hiểu sâu hơn về nghệ thuật dân gian độc đáo này. Qua một thời gian được các nghệ nhân nhiệt tình dạy bảo, em đã học được một số thể cách của ca trù và đã có thể tự tin biểu diễn nhiều thể cách khó. Tham gia liên hoan lần này, em sẽ biểu diễn 3 tiết mục, trong đó có 1 tiết mục biểu diễn trong lễ chào mừng và 2 tiết mục dự thi. Em đang rất háo hức chờ đợi được lên sân khấu”.

Nghệ nhân háo hức “nhập cuộc” Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân sau nhiều lần trì hoãn do dịch COVID-19

Ca nương trẻ Phan Thị Quỳnh Trâm là học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ.

Sau nhiều năm không lên sân khấu biểu diễn, ca nương Phan Thị Thùy Diễm (35 tuổi, CLB ca trù Nguyễn Công Trứ) cũng rất phấn chấn bởi đây là cơ hội để chị được thể hiện tình yêu, tâm huyết của mình với việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa ca trù.

Chị Thùy Diễm chia sẻ: “Thời gian qua, dù không biểu diễn nhưng tôi vẫn chăm chỉ rèn giũa giọng hát của mình, tìm tòi thêm các lời hát cổ, học hỏi cách hát của các thế hệ tiền bối và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Tôi đến với liên hoan không phải để tranh tài mà là muốn được thấy sức sống của nghệ thuật ca trù trong xã hội, được truyền tình yêu với ca trù cho thế hệ trẻ”.

Nghệ nhân háo hức “nhập cuộc” Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân sau nhiều lần trì hoãn do dịch COVID-19

Sau nhiều năm chờ đợi, chị Phan Thị Thùy Diễm mong được lên sân khấu liên hoan để thể hiện tình yêu với ca trù.

Đối với những nghệ nhân vừa biểu diễn vừa phụ trách các CLB thì liên hoan không chỉ là cuộc giao lưu, gặp gỡ của những người yêu ca trù mà đây còn là cơ hội để phát hiện và đào tạo, kết nạp thêm thành viên mới, hình thành đội ngũ kế cận cho CLB. Chính vì thế họ có “niềm háo hức kép” khi đến với liên hoan.

Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Đài - kép đàn và là Chủ nhiệm CLB ca trù Cổ Đạm bày tỏ: “Ngoài đội ngũ ca nương khá đông, tôi rất vui vì tham gia liên hoan năm nay có 2 kép đàn và 4 quan viên mới được phát hiện và đào tạo. Hy vọng qua liên hoan lần này, các nhân tố mới này sẽ tiếp tục giữ niềm đam mê với nghệ thuật ca trù, bổ sung cho đội ngũ kép đàn và quan viên vốn còn thiếu người kế cận”.

Nghệ nhân háo hức “nhập cuộc” Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân sau nhiều lần trì hoãn do dịch COVID-19

Quan viên nhí Phùng Anh Nguyên (9 tuổi đến từ Trường Tiểu học Xuân Thành) tập luyện để chuẩn bị cho liên hoan.

Để đảm bảo phòng dịch COVID-19, Liên hoan Ca trù huyện Nghi Xuân năm 2021 sẽ diễn ra trong điều kiện hạn chế khán giả. Tuy vậy, nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ xã Cổ Đạm (nơi diễn ra liên hoan) vẫn chờ đợi và tự hào khi ca trù sẽ vang lên trên “miền đất hát” của mình.

Anh Nguyễn Quốc Toàn (Bí thư Đoàn xã Cổ Đạm) cho biết: “Ca trù là mạch nguồn sâu thẳm ở miền đất Cổ Đạm. Đã lâu lắm rồi, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng hát mới lại có dịp vang lên trên các thôn, xóm. Tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi Liên hoan Ca trù lần thứ III của huyện Nghi Xuân được tổ chức trên mảnh đất quê hương Cổ Đạm - cái nôi của nghệ thuật ca trù Nghi Xuân. Dù chỉ có một bộ phận người dân được xem trực tiếp các tiết mục tại liên hoan nhưng tôi tin hoạt động này sẽ thức dậy niềm yêu mến ca trù trong lòng Nhân dân, nhất là ý thức, trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản ca trù trong giới trẻ”.

Nghệ nhân háo hức “nhập cuộc” Liên hoan Ca trù toàn huyện Nghi Xuân sau nhiều lần trì hoãn do dịch COVID-19

Đội ngũ nhân viên thiết kế sân khấu tại hội trường xã Cổ Đạm hoàn tất những khâu cuối cùng để phục vụ liên hoan.

Sân khấu đã dựng, chiếu hát đã bày, 38 ca nương, diễn viên đang rất háo hức đợi chờ chiếc màn nhung của sân khấu liên hoan khai mở để có thể đem tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng phách của mình thả vào tâm hồn những người yêu mến nghệ thuật dân gian. Còn người dân Cổ Đạm nói riêng và người dân Nghi Xuân nói chung cũng đang mong chờ những giá trị của di sản văn hóa độc đáo này lan tỏa vào đời sống.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có ca trù, được chúng tôi xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nghi Xuân, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Liên hoan Ca trù toàn huyện lần này nhằm lan tỏa hơn nữa giá trị của nghệ thuật ca trù, đồng thời nâng cao ý thức của người dân đối với di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp như UNESCO đã công nhận năm 2009. Hiện tại, công tác tổ chức liên hoan đã được chúng tôi hoàn tất và an toàn phòng dịch COVID-19 sẽ được thực hiện nghiêm túc.

Ông Bùi Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, Trưởng BTC Liên hoan

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.