(Baohatinh.vn) - Lễ hội Văn Miếu ở TP Hà Tĩnh nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hướng đến quảng bá, phát triển du lịch trên địa bàn.
Sáng 16/3 (tức ngày 14/2 âm lịch), UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Văn Miếu tại khu Di tích Văn Miếu Hà Tĩnh ở phường Thạch Linh.
Lễ hội Văn Miếu Hà Tĩnh diễn ra trong thời gian hai ngày (16 và 17/3), gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ gồm các nghi thức: tế lễ các vị tiên hiền khai nguồn đạo học cùng các danh nhân văn hóa được thờ tự tại Văn Miếu; lễ dâng “Văn phòng tứ bảo” cầu may cho quốc thái dân an, quê hương phát triển ngày càng giàu đẹp.
Đại biểu dâng hương tưởng niệm các danh nhân văn hóa được thờ tự tại Văn Miếu Hà Tĩnh.
Phần hội được tổ chức với quy mô nhỏ, gắn với thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19, gồm các hoạt động văn hóa, thể thao như: thi cờ thẻ, cho chữ ngày xuân, trưng bày sách báo xuân và đêm thơ nhạc với chủ đề “Thành phố mùa xuân”.
Trong đó, giải cờ thẻ diễn ra ngay sau phần lễ với sự tham gia của 18 kỳ thủ đến từ các CLB cờ của 14 đơn vị xã, phường trên địa bàn tham gia. Các kỳ thủ tham dự giải được tổ chức bốc thăm phân cặp thi đấu theo hình thức loại trực tiếp.
BTC tặng cờ lưu niệm cho các đoàn VĐV tham dự giải cờ thẻ.
Các kỳ thủ thi đấu mang trang phục khăn đóng, áo dài truyền thống.
Thi đấu cờ thẻ là một trong những môn thể thao trí tuệ, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Tĩnh.
Lịch sử là dòng chảy không ngừng nghỉ. Chúng ta luôn tự hào về văn hóa của người Thành Sen (TP Hà Tĩnh) - nơi có cảnh sắc mà người xưa thường gọi “Tỉnh thành bát cảnh”.
Mùa xuân này, TP Hà Tĩnh trở nên rực rỡ với những con đường, góc phố xanh, sạch, rợp bóng cờ hoa, người dân hài lòng với cuộc sống trong đô thị văn minh… Đó là kết quả từ sự nỗ lực rất lớn trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa của chính quyền các cấp và Nhân dân thành phố thời gian qua.
Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Tiểu phẩm “Con đường chung ý nguyện” của đội thi huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) dựa trên sự việc có thật về công tác dân vận khéo để thực hiện thành công việc di dời các khu lăng mộ, nhà thờ, họ tộc… nhằm giải phóng mặt bằng hiệu quả trên địa bàn huyện thời gian qua.
Tiểu phẩm “Hương rừng” của đội thi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) dựa trên câu chuyện có thật, phản ánh chân thực công tác vận động người dân xây dựng điểm du lịch cộng động ở thôn Phú Lâm, xã Phú Gia.
Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Đón hơn 5 triệu lượt khách tham quan trong 9 tháng năm 2024 (tăng hơn 2,2 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2023), ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực để đạt những kết quả cao hơn ở những tháng cuối năm.
Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.
Mang trên mình màu áo của người chiến sĩ Công an nhân dân, Thượng úy Hà Huy Lĩnh - Phó Bí thư Chi đoàn Công an huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) luôn nỗ lực cống hiến vì cộng đồng.
Một trong những giá trị nghệ thuật độc đáo của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là không gian, hình thức diễn xướng mang đậm chất “thổ sản”, bản sắc văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La.
Xã Điền Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã có những biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn nạn đánh bắt, tận diệt chim trời. Thế nên, chim kéo về trú ngụ càng đông, vây trắng cả một vùng quê.
Những thành tựu trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh không chỉ mang lại sự no ấm về vật chất mà còn nâng đời sống văn hóa của người dân núi Hồng, sông La lên một tầm cao mới.
Tin nhạc sĩ Lê Hàm - tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng về xứ Nghệ bằng âm hưởng dân ca ví, giặm đã qua đời vào tối 18/9 tại TP Vinh (Nghệ An) khiến nhiều bạn bè văn nghệ sĩ Hà Tĩnh hết sức hẫng hụt, tiếc thương.
Cùng chung sở thích đọc sách, hai em Đinh Thị Thảo My và em Nguyễn Uyên Chi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã lan tỏa được niềm đam mê của mình tới bạn bè và những người xung quanh.
Hơn 230 năm, kể từ ngày Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mất, hình bóng của Đại danh y dường như vẫn đang hiển hiện trong nhiều di sản văn hóa ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) - nơi ông gắn bó phần lớn cuộc đời ở mảnh đất này.
Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
Mắc bệnh teo cơ bẩm sinh không thể đi lại nhưng chị Lê Thị Mận (phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) vẫn không đầu hàng số phận, ngày ngày đi bán hàng rong nuôi con khôn lớn.
Dẫu đời sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, bà con Giáo xứ Lộc Thủy ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đoàn kết, đồng lòng hiến đất mở đường giao thông nông thôn.
Bức tranh vẽ bãi biển Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) của chàng họa sỹ Nguyễn Việt Mỹ (Đà Nẵng) được mua với giá hơn 10 triệu đồng nhằm gây quỹ ủng hộ bà con vùng lũ miền Bắc.
Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Bà Nguyễn Thị Hồng Lan trú tại phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã đi đầu hiến đất và tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng để mở rộng tuyến đường giao thông.
Ông Võ Thanh Bang là người giáo dân luôn tích cực đi đầu trong phong trào hiến đất mở đường để xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu ở thôn 4, xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Đền Thành Hoàng làng Đông (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh tạo động lực để địa phương tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Cách mà người trẻ Hà Tĩnh hướng đến cộng đồng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước có thể khác hơn so với thế hệ cha anh nhưng sự tha thiết, nồng nàn thì trước sau vẫn vậy.