Vào sổ họ cho con, phong tục đẹp dịp Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong các nghi lễ được thực hiện tại nhà thờ các dòng họ ở Hà Tĩnh vào dịp Rằm tháng Giêng, lễ vào sổ họ cho những em bé mới sinh là một trong những nét văn hóa có ý nghĩa của sự kế thế, tiếp nối truyền thống của dòng họ.

Vào sổ họ cho con, phong tục đẹp dịp Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Lễ tế Rằm tháng Giêng là phong tục văn hóa được các dòng họ ở Hà Tĩnh duy trì qua nhiều đời nay. Trong ảnh: Nhà thờ họ Đặng ở thôn Minh Tiến (xã Tùng Lộc, Can Lộc)

Xuân Nhâm Dần 2022 này, gia đình anh Mai Văn Quyền (thôn Quan Nam, xã Hồng Lộc, Lộc Hà) thêm niềm vui khi đón con trai thứ 2 chào đời. Theo phong tục truyền thống, Rằm tháng Giêng này, vợ chồng anh sẽ làm lễ vào sổ họ cho con. Anh Quyền cho biết: “Ông bà ta có câu “chim có tổ, người có tông”, mỗi người sinh ra cần có tên, họ. Vì vậy, ngoài việc đi đăng ký khai sinh cho con theo quy định của Nhà nước, chúng tôi cũng mong sớm báo cáo với tổ tiên cũng như anh em trong dòng họ của mình về sự ra đời của cháu”.

Để chuẩn bị cho con “ra mắt” dòng tộc, họ hàng trong dịp tế tổ Rằm tháng Giêng, việc đầu tiên anh Quyền báo cáo với trưởng tộc về tên con, ngày, tháng, năm sinh. Đồng thời, anh cũng xin làm một cái lễ nhỏ gồm hương, đèn, cau trầu, một mâm xôi gà… để dâng lên bàn thờ tổ mong được tổ tiên chứng giám và ban lộc cho con khỏe mạnh.

Vào sổ họ cho con, phong tục đẹp dịp Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Để vào sổ họ cho con, cháu dịp Rằm tháng Giêng, các gia đình thường chuẩn bị cỗ cúng xôi gà và thứ không thể thiếu là "Hương đăng phù tửu" - hương, rượu, cau trầu... để kính cáo với tổ tiên. Ảnh Internet

Về phía các trưởng tộc và ban điều hành tế lễ của các dòng họ, việc làm lễ ra mắt các thành viên mới của dòng họ là một nội dung được coi trọng trong lễ tế tổ Rằm tháng Giêng. Ông Đặng Văn Tuấn - Trưởng tộc họ Đặng (thôn Minh Tiến, xã Tùng Lộc, Can Lộc) cho biết: “Ở dòng họ chúng tôi, việc làm lễ vào họ cho các cháu nhỏ mới sinh vào dịp Rằm tháng Giêng được chia ra một mục tế lễ gọi là lễ vào sổ họ. Đây là một nghi lễ được chúng tôi duy trì từ rất nhiều đời nay”.

Theo gia phả họ Đặng đại tôn thì vị thỉ tổ khai sinh ra dòng họ này bắt đầu từ năm 1296. Từ vị thỉ tổ đời thứ nhất là ông Đặng Bá Kiển, đến đời sau này có nhiều người nổi bật cống hiến nhiều công trạng cho đất nước như danh nhân Đặng Dung và Đặng Tất. Hiện, con cháu họ Đặng có đến hàng nghìn người, trong đó nhiều người đi ra hiển đạt đang giữ những vai trò quan trọng phục vụ đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Vào sổ họ cho con, phong tục đẹp dịp Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Theo ông Đặng Văn Tuấn - Trưởng tộc họ Đặng (Tùng Lộc, Can Lộc), nghi lễ vào họ cho trẻ em mới sinh dịp mới sinh thường do chủ tế là trưởng tộc thực hiện.

Ông Đặng Văn Tuấn cho hay, lễ vào họ cho con cháu không đòi hỏi cầu kỳ mà tùy vào điều kiện của từng gia đình. Tuy nhiên, thứ cần đủ là “hương, đăng, phù, tửu”, nghĩa là lễ cần có hương, nến, rượu, cau trầu để dâng lên báo cáo với tổ tiên. Sau khi dâng lễ lên bàn thờ tổ, chủ tế sẽ đọc họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của đứa trẻ; tên tuổi bố mẹ… và báo cáo với tổ xin được vào họ cho con, cháu. Sau đó, chủ tế hoặc ông câu đương của họ cũng thông báo với anh em, con cháu dòng họ có mặt trong buổi tế lễ về số lượng con cháu mới vào họ và tên tuổi, con gia đình nào cho cả họ được biết để cùng chúc mừng.

Không chỉ ở Lộc Hà, Can Lộc, nhiều địa phương khác ở Hà Tĩnh cũng có truyền thống thực hiện lễ vào sổ họ cho con cháu. Về nghi thức ở các dòng họ đều cơ bản giống nhau nhưng tùy theo quy định riêng và tâm nguyện của mỗi gia đình mà lễ vào họ cho con cháu cũng có sự linh động.

Vào sổ họ cho con, phong tục đẹp dịp Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh

Các vị chức trách tại các nhánh họ Đặng Đại tôn xã Tùng Lộc (Can Lộc) họp bàn tế tổ gọn nhẹ, đơn giản phòng dịch trong dịp Rằm tháng Giêng năm 2022.

Ông Nghiêm Thặng (tổ dân phố Đại Nghĩa, thị trấn Đức Thọ) cho biết: “Lễ vào họ cho con cháu ở họ Nghiêm chúng tôi thống nhất: mỗi gia đình có con, cháu vào họ thì thường đóng 100-200 nghìn đồng vào quỹ họ, gọi là công đức để xây dựng, sửa sang nhà thờ… Tuy nhiên, nhiều gia đình có điều kiện khá dịp này cũng công đức số tiền nhiều hơn hoặc hiện vật gì đó, tùy theo phát tâm của mỗi người, không bắt buộc”.

Việc làm lễ vào sổ họ cho con cháu mới sinh tại nhà thờ dịp Rằm tháng Giêng không chỉ là dịp xác nhận “danh tính” cho đứa trẻ trước tổ tiên mà còn là dịp để anh em đồng tộc biết đến nhau, để từ đó cùng hướng về một cội nguồn, tăng tình đoàn kết trong họ hàng.

Truyền thống tế tổ Rằm tháng Giêng và lễ vào sổ họ cho con cháu mới sinh được người Hà Tĩnh duy trì và phát huy trong đời sống hiện đại như một nghi lễ văn hóa đẹp mang tính truyền sinh, kế thừa.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Hương sắc mùa thu

Hương sắc mùa thu

Khi chuỗi ngày nắng gắt kết thúc và những cơn mưa bất chợt ùa về làm hồi sinh màu xanh những rừng cây, cánh đồng… cũng là lúc mùa thu bắt đầu gõ cửa trên mỗi miền quê Hà Tĩnh.