Sâu bệnh gây hại trên nhiều diện tích cây trồng ở Vũ Quang

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, trên khoảng 60% diện tích cây trồng vụ xuân ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã xuất hiện các loại sâu bệnh gây hại, nhất là trên cây lúa, lạc, ngô và các loại cây ăn quả. 

Sâu bệnh gây hại trên nhiều diện tích cây trồng ở Vũ Quang

Cán bộ Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang kiểm tra các vùng ruộng của xã Đức Bồng bị sâu bệnh gây hại trên cây lúa.

Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, trên cây lúa bệnh đốm nâu phát sinh tại các ruộng cao, thiếu nước, gieo cấy dày với tỷ lệ bệnh trung bình 3-4%, cao 7-9%; bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên các giống P6, XT28, PC6, HT1, Thái Xuyên 111; sâu cuốn lá xuất hiện với mật độ 1-4 con/m2; bọ trĩ, rệp xanh, ruồi đục nõn gây hại khá phổ biến trên lúa gieo cấy muộn; chuột, ốc bươu vàng gây hại cục bộ.

Sâu bệnh gây hại trên nhiều diện tích cây trồng ở Vũ Quang

Sâu cuốn lá xuất hiện trên các ruộng lúa xã Đức Hương

Trên cây ngô, cây lạc bệnh mốc sương, lỡ cổ rễ phát sinh gây hại trên các ruộng thấp trũng, khó thoát nước với tỷ lệ bệnh trung bình 2-3%, cao 7-8%; các đối tượng sâu keo, sâu ăn lá cũng xuất hiện và gây hại rải rác.

Tuy chưa đến mức nguy hiểm, mật độ dày nhưng trên hàng trăm ha cây ăn quả có múi ở nhiều địa phương trong toàn huyện đã xuất hiện các đối tượng sâu vẽ bùa, sâu nhớt, rầy, rệp, bọ trĩ, nhện… gây hại trên hoa, quả non và lộc xuân.

Sâu bệnh gây hại trên nhiều diện tích cây trồng ở Vũ Quang

Sâu keo ăn lá xuất hiện trên diện tích ngô của xã Ân Phú

Trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh, huyện Vũ Quang đang tích cực chỉ đạo cán bộ chuyên môn hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc để diệt trừ và tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo bà con nhân dân tích cực kiểm tra thăm đồng, theo dõi diễn biến của thời tiết, chăm sóc cây trồng, sớm phát hiện sâu bệnh để kịp thời xử lý, đảm bảo năng suất, sản lượng.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),