(Baohatinh.vn) - Đầu Chạp, khi những cơn rét đã lên độ ngọt, khi những con nắng đã thấm đẫm hơi xuân cũng là lúc những vườn cam bù bắt đầu vào vụ chín. Bất kỳ ai đã từng được thưởng thức cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh), đặc biệt là cam trồng trên vùng núi đồi Sơn Mai thì không bao giờ quên được vị ngon đặc trưng ấy...
VIDEO: Rực vàng cam bù ở Sơn Mai (Hương Sơn)
Với địa hình 100% đồi núi, người dân Sơn Mai bao đời nay quen với việc bám núi, bám đồi. Từ hàng chục năm trước, người dân đã biết khai khẩn đồi trọc, trồng lên những cây cam đầu tiên.
Từ chỗ rải rác, các sườn đồi bắt đầu được phủ kín cam bù, cam chanh. Lứa cam này thoái hoá lại cải tạo thêm đất trồng lứa cam khác. Cứ thế, trên những đỉnh đồi, trong thung sâu vùng Đông Hồng, Thanh Mai đã hình thành “vựa” cam bù của cả huyện, cả tỉnh.
Cam bù vốn là đặc sản nổi tiếng từ xa xưa của vùng đất Hương Sơn. Tại Sơn Mai, cây cam đã biết chắt lọc hương đất, tình người, hội tụ vào cây, vào hoa tạo nên những quả cam ngọt thanh đậm đà và thơm lừng hương núi.
Vào mỗi dịp Tết đến, những vườn cam mọng đỏ màu mặt trời trở thành điểm đến của tiểu thương tứ xứ. Theo chân họ cam đến với mọi miền đất nước và được yêu thích bởi hương vị độc đáo.
Cam bù là đặc sản của Hương Sơn nên cũng vô hình trung mang những đặc trưng của tính cách người Hà Tĩnh.
Thưởng thức cam bù phải là người tinh tế và kiên nhẫn bởi thứ đầu tiên mà loại cam này đến với vị giác của người ăn chính là vị chua. Chỉ đến khi những tép cam tan ra tràn đầy khoang miệng thì vị ngọt đậm đà cùng hương thơm đặc trưng mới đến.
Người thưởng thức sành sỏi cho rằng, cam bù hơi “gàn” khi ngay đầu tiên đã "gây sốc" bằng vị chua khiến nhiều không mấy thiện cảm nhưng đi qua cảm nhận ban đầu ấy, khi hương thơm và vị ngọt đậm đà của cam thấm quyện thì tình yêu ấy mới thật sâu đậm và bền bỉ.
Người có kinh nghiệm ăn cam còn tiết lộ, cam dù chín nhưng nếu chưa "bồng vỏ" (tức là vỏ cam chưa phồng lên tách ra khói múi cam) thì cũng chưa đi hết độ ngon vốn có của cam bù.
Bởi thế, phải đến đầu Chạp, khi quả cam đã đủ thời gian ươm nắng, ươm gió, ươm nồng hương đất và bắt đầu chuyển màu chín rồi chuyển mình tách vỏ khỏi thân múi thì người dân mới bắt đầu thu hoạch. Và, nhiều người ở phương xa lại tìm về Sơn Mai để tìm mua cam bù như thể đang tìm về một hương vị truyền thống của văn hoá Việt.
Cây cam bù đang trong giai đoạn phát triển rực rỡ trên đất Sơn Mai. Mặc dù diện tích không nhiều bằng cây cam chanh nhưng hiệu quả kinh tế thì vượt trội. Hiện nay, toàn xã có 60 ha cam bù đang cho thu hoạch. Dự kiến năm nay, sản lượng toàn xã đạt 500 tấn với doanh thu khoảng 15 tỷ đồng.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Việc tích cực đưa sản phẩm bán hàng trên các nền tảng số không chỉ đem lại nhiều hiệu quả trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn tạo nên một cuộc cách mạng tư duy, giúp người nông dân Hà Tĩnh từng bước vươn ra “biển lớn".
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Qua đánh giá, phân hạng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có thêm 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao, góp phần phát huy thế mạnh, nâng tầm sản phẩm của địa phương.
Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025 nâng tổng sản lượng lương thực lên 52.000 tấn. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 130 triệu đồng/ha
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ người dân, du khách tham quan, mua sắm các đặc sản của tỉnh từ ngày 15 – 17/11.
Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.
Dịp này, Hội đồng thẩm định huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bỏ phiếu xét đề nghị công nhận 3 xã: Cẩm Quang, Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Lực lượng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh duy trì thông tin liên lạc với tàu thuyền hoạt động trên biển và hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn trước ảnh hưởng của bão số 8.
Từ những diện tích trồng cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế thấp, người dân xã An Dũng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, cho thu nhập cao.
Cây cam thường có tuổi đời từ 3-5 năm nhưng tại gia đình bà Phan Thị Hiền (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đang bảo tồn hàng chục gốc cam “cổ thụ” có tuổi đời gần 20 năm.
Dù thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong những tháng đầu vụ đông nhưng các nhà lưới ở TP Hà Tĩnh vẫn xuống giống cây trồng đúng thời vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Sau đợt mưa dài ngày, tranh thủ thời tiết khô ráo, bà con nông dân Hà Tĩnh lại hối hả ra đồng chăm sóc những diện tích đã xuống giống, trồng thêm các loại rau màu.
Hà Tĩnh ghi nhận dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ lây lan giai đoạn cuối năm rất cao nên các địa phương đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.
Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các địa phương nằm trong vùng dự báo ảnh hưởng của bão số 7 theo dõi sát thông tin dự báo tình hình, chủ động ứng phó.
Để hiện thực chí hướng làm giàu ở vùng đất nơi biên giới, anh Trần Quốc Tuấn (Hương Khê, Hà Tĩnh) mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi chồn hương.
Dự báo thời tiết những ngày tới khá thuận lợi nên bà con nông dân Hà Tĩnh cần tranh thủ ra đồng làm đất, gieo trỉa hạt giống, trồng bổ sung các loại cây vụ đông.