Bảo vệ gần 85.000 ha rừng, Hương Sơn sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

(Baohatinh.vn) - Trước nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tập trung canh "giặc lửa” để bảo vệ cho gần 85.000 ha rừng.

Bảo vệ gần 85.000 ha rừng, Hương Sơn sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

Huyện Hương Sơn có tổng diện tích gần 85.000 ha rừng

Toàn huyện Hương Sơn có tổng diện tích gần 85.000 ha rừng các loại. Để bảo vệ tài nguyên rừng, huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan, các chủ rừng tập trung triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.

Trong những ngày gần đây, lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chốt chặn tại các cửa rừng để quản lý, bảo vệ phòng cháy rừng trong mùa khô.

Ông Nguyễn Văn Thành - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Sơn cho biết: Hạt tham mưu huyện xây dựng các phương án bảo vệ rừng, trong đó xác định 4 vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng rất cao với hơn 8.392 ha diện tích trồng thông, keo tại 13 xã trên địa bàn.

Huyện đã thành lập 189 tổ, đội xung kích với 2.406 thành viên trực tuần tra, canh gác lửa rừng tại các địa bàn được phân công, chủ động sẵn sàng phương châm “4 tại chỗ” để dập tắt kịp thời khi xẩy ra điểm phát lửa.

“Gần đây, trên địa bàn xẩy ra 2 điểm phát lửa tại khu rừng thuộc xã An Hòa Thịnh và xã Sơn Lễ, nhưng nhờ lực lượng canh rừng phát hiện sớm, dập tắt kịp thời nên không gây thiệt hại về rừng” – Ông Thành cho hay.

Bảo vệ gần 85.000 ha rừng, Hương Sơn sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

Công tác tuyên tuyền phòng chống cháy rừng được đẩy mạnh

Với phương châm “phòng là chính”, Ban quản lý Rừng phòng hộ sông Ngàn Phố đã thành lập 4 tổ tuần tra, trực gác PCCCR với lực lượng 32 người; 5 tổ chữa cháy rừng với 44 người. Những lực lượng này thường xuyên trực báo cháy, phối hợp với kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương, hộ nhận khoán sẵn sàng chữa cháy rừng trong mọi tình huống khi có sự cố xẩy ra.

Tại các xã Sơn Tiến, Sơn Lễ, Sơn Giang, An Hòa Thịnh, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh... có nguy cơ cháy rừng cao, chính quyền địa phương cùng các hộ nhận giao khoán rừng của Ban quản lý Rừng phòng hộ sông Ngàn Phố luôn bố trí người canh túc trực gác tại điểm trực cháy.

Bảo vệ gần 85.000 ha rừng, Hương Sơn sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

Bà Hồ Thị Liên ở thôn Tân Tiến xã Sơn Tiến báo cáo tình hình trực gác với lãnh đạo huyện

“Tổ của chúng tôi có 8 người nhận giao khoán 15 ha rừng keo, thông. Vào mùa khô, tại các chòi canh tổ thường bố trí 2 người túc trực canh “gặc lửa” 24/24 giờ để kịp thời phát hiện khi có đám cháy xẩy ra” - Bà Hồ Thị Liên ở thôn Tân Tiến, xã Sơn Tiến cho biết.

Ngay từ đầu mùa nắng nóng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm địa bàn hướng dẫn chủ rừng là cá nhân, hộ dân, cộng đồng dân cư xây dựng phương án, quy ước BVR-PCCCR. Đến nay, toàn huyện đã ký 5.065 bản cam kết tại 21 trường học và 32 thôn, xóm.

Bảo vệ gần 85.000 ha rừng, Hương Sơn sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Hương Sơn đang theo dõi hình ảnh từ hệ thống camera giám sát phòng cháy, chữa cháy

Cùng với đó, lắp đặt hệ thống camera giám sát lửa rừng tại Hạt kiểm lâm huyện Hương Sơn; làm mới 26,8 km đường băng cản lửa, 3 chòi canh, 51 biển tường cố định, 526 biển cấm lửa và 56 máy thổi gió, 11 cưa xăng.

Chủ động trước mọi tình huống xẩy ra, huyện Hương Sơn đã xây dựng phương án tổ chức, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện ứng cứu, chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra trên địa bàn.

Bảo vệ gần 85.000 ha rừng, Hương Sơn sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

Các lực lượng công an, kiểm lâm tổ chức tuần tra, kiểm soát rừng trong mùa nắng nóng (Ảnh: tháng 5/2021)

Ông Nguyễn Kiều Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: Trường hợp có cháy rừng lớn xảy ra nhưng các địa phương, chủ rừng không thể kiểm soát được, huyện sẽ huy động nhanh lực lượng nòng cốt với 260 người và tất cả các xe ô tô công của các đơn vị được điều động, đảm bảo phương tiện đủ để chở người và dụng cụ tham gia chữa cháy... Trong những ngày nắng nóng cao điểm, cấp dự báo cháy rừng cấp IV, cấp V phải thực hiện chế độ thường trực, sẵn sàng lực lượng để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu khi được huy động.

Trước nguy cơ cháy rừng cao, Bí thư huyện ủy Bùi Nhân Sâm cũng đã đi kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị liên quan, các địa phương cần phải coi công tác PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Bảo vệ gần 85.000 ha rừng, Hương Sơn sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

Lãnh đạo huyện Hương Sơn kiểm tra công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng trên địa bàn

Theo đó, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người dân để bảo vệ gần 85.000 ha rừng trong mùa nắng nóng. Cần phải bố trí lực lượng thường xuyên trực gác 24/24 giờ nhằm phát hiện sớm lửa rừng, giám sát chặt chẽ người ra, vào rừng trong suốt thời gian cao điểm nắng nóng.

Đặc biệt, chủ động phương án “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng cứu kịp thời các vụ cháy khi rừng mới phát sinh...

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.