Làm giàu từ những sản phẩm mang thương hiệu quê hương

(Baohatinh.vn) - Quyết tâm lựa chọn phát triển kinh tế từ nuôi hươu và ong đã giúp gia đình anh Nguyễn Xuân Thọ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có nguồn thu mỗi năm gần 900 triệu đồng.

z5409228311425_9024863fd681487b38a0ac39d6dd96b7.jpg
Vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thọ và chị Lê Thị Bích Hà.

Là nông dân "chân lấm tay bùn", vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thọ (SN 1974) và chị Lê Thị Bích Hà (SN 1977) tại thôn Kim Bằng (xã Sơn Bằng) luôn khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Hà chia sẻ: “Thời điểm mới kết hôn (năm 1998), vợ chồng tôi chưa có vốn làm ăn, kinh tế bấp bênh nên cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Thế rồi, sau nhiều cân nhắc, vợ chồng bàn nhau vay ngân hàng một số vốn nhỏ để làm kinh tế theo hướng lấy ngắn, nuôi dài và khởi đầu bằng việc nuôi 4 con hươu. May mắn, đàn hươu sinh trưởng và phát triển tốt nên kinh tế gia đình dần ổn định hơn”.

z5411436081436_d356105a2dfe2cac8a5c689bdab6626f.jpg
Gia đình chị Hà hiện có đàn hươu 30 con.

Thành công đầu tiên đã mang đến động lực để gia đình anh chị quyết tâm mở rộng mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Năm 2015, vợ chồng anh Thọ mạnh dạn mua thêm 20 con hươu giống và 100 đàn ong nuôi tại vườn nhà. Cũng thời gian ấy, chủ trương phát triển kinh tế vườn mẫu, xây dựng nông thôn mới tại địa phương đã tạo động lực để anh chị đầu tư, cải tạo vườn, trồng các loại cây ăn quả như mít, cam, bưởi, cau và trồng thêm cỏ để chủ động nguồn thức ăn xanh cho hươu.

Để mô hình phát triển bền vững, vợ chồng anh Thọ đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kiến thức trên các kênh thông tin, qua các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và qua thực tế tham quan các mô hình kinh tế ở địa phương… Có kiến thức, kinh nghiệm và nguồn vốn, gia đình chị đã mua gần 3 ha đất đồi tại xã Sơn Hàm (huyện Hương Sơn) để trồng cam, bưởi, keo và nuôi thêm 100 đàn ong.

 z5409228335523_e6b2d2042b8ad10e68c7e3ca52da60d5.jpg
Mỗi năm, gia đình anh chị Thọ Hà thu hơn 2.000 lít mật ong.

Anh Thọ cho biết: “Nuôi ong và hươu tuy không áp dụng quá nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng cần thường xuyên theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của vật nuôi để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh. Vì thế, thời gian của vợ chồng tôi hầu hết dành cho việc chăm sóc đàn hươu, ong. Điều quan trọng là nhung hươu và mật ong là đặc sản của quê hương nên chúng tôi luôn có niềm tin và quyết tâm khi lựa chọn phát triển”.

Với những nỗ lực lao động, đến nay, vợ chồng anh Thọ đã có đàn hươu 30 con (15 hươu đực, 15 hươu cái), 200 đàn ong (có thời điểm lên tới 300 đàn), cùng vườn mít, bưởi, cam, keo… Mỗi năm, gia đình anh chị có thu nhập gần 900 triệu đồng.

z5409228288838_db913987b532de22394291c62d723aad.jpg
Ngôi nhà khang trang của vợ chồng anh Thọ, chị Hà là kết quả sau những tháng ngày miệt mài phát triển kinh tế.

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế, vợ chồng anh chị còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho các hộ dân tại địa phương. Gia đình anh chị cũng là một trong những điển hình về thực hiện tốt chính sách dân số, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới ở địa phương như: hiến đất, góp tiền, góp ngày công... Mô hình kinh tế của anh chị cũng là điểm đến của nhiều đoàn trong và ngoài địa phương đến tham quan, học hỏi.

z5409228207603_b849b33321e31605b95a3f21a2f8071a.jpg
Chị Hà thường xuyên trò chuyện, giúp đỡ người dân địa phương có mong muốn phát triển kinh tế từ hươu, ong.

Mô hình kinh tế tổng hợp của vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thọ, chị Lê Thị Bích Hà không chỉ đem lại cuộc sống ấm no cho gia đình mà còn là động lực để hội viên nông dân và người dân địa phương học tập, nhân rộng. Từ quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của anh chị, đến nay xã Sơn Bằng đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế triển vọng, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững...

Bà Trần Thị Hoài Thương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Bằng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.