Gỡ khó thi công hầm đường bộ trên cao tốc qua Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong khi ống hầm phải đã được khoan thông cách đây 6 tháng thì việc khoan ống hầm trái của hầm Đèo Bụt – hầm đường bộ duy nhất trên tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh đang bị “tắc”.

bqbht_br_ham-deo-but.jpg
Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải huy động máy móc thi công hầm Đèo Bụt.

Thời gian này, nhân lực và máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (thường gọi là Tập đoàn Sơn Hải) chia làm nhiều mũi thi công vẫn ngày đêm tập trung cho hạng mục hầm đường bộ Đèo Bụt – một trong những hạng mục là đường găng tiến độ của dự án thành phần cao tốc Vũng Áng (Hà Tĩnh) – Bùng (Quảng Bình).

Hầm Đèo Bụt xuyên núi Đèo Bụt có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, được thiết kế vỏ bê tông cốt thép với 2 ống hầm (hầm trái dài 716m, hầm phải dài 840m, mỗi hầm rộng 15m, cao 8m), cửa hầm phía Bắc thuộc địa phận xã xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh) và cửa hầm phía Nam là xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh).

Tháng 7/2023, Tập đoàn Sơn Hải bắt đầu khoan mũi đầu tiên thi công hầm Đèo Bụt. Cùng với việc huy động các máy móc, thiết bị hiện đại, nhà thầu đã cắt cử những kỹ sư, cán bộ, công nhân có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công hầm đường bộ để quá trình thi công được thuận lợi, an toàn.

bqbht_br_ham-deo-but-2.jpg
Hầm Đèo Bụt là hầm đường bộ cao tốc duy nhất trên tuyến cao tốc dài 107,28 km qua Hà Tĩnh.

Việc thi công hầm Đèo Bụt dù gặp không ít khó khăn, nhất là nền địa chất khá yếu, có đất đá xen kẹt rời rạc, lưu lượng mưa lớn, nước ngầm nhiều nhưng với việc xây dựng kế hoạch thi công hợp lý, khoa học nên tiến độ hạng mục trọng điểm này luôn được nhà thầu đảm bảo.

Ngày 19/5, Tập đoàn Sơn Hải đã khoan thông ống hầm phải dài 840m theo chiều di chuyển Bắc – Nam sau 10 tháng thi công. Việc ống hầm được khoan thông giúp việc điều phối nhân sự, vận chuyển phương tiện, vật tư, thiết bị thuận lợi hơn.

“Tính tới nay, sản lượng thi công hạng mục hầm Đèo Bụt đã đạt 70% giá trị hợp đồng. Đơn vị đang tập trung thi công bê tông vỏ hầm, tạo kết cấu chống đỡ cho hầm và các công trình nhà điều hành, nhà phục vụ khai thác hầm sau này”, đại diện Tập đoàn Sơn Hải phụ trách thi công hầm Đèo Bụt cho hay.

bqbht_br_ham-deo-but-1.jpg
Phần diện tích cần chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trước khi được thi công ở hạng mục hầm Đèo Bụt.

Cùng với ống hầm phải, nhà thầu cũng triển khai song song việc thi công khoan ống hầm trái. Tuy vậy, trong khi ống hầm phải đã thông được gần 6 tháng thì tới thời điểm này, ống hầm trái vẫn chưa thể khoan thông, dù chỉ còn 20m nữa là có thể thông toàn bộ hầm.

Nguyên nhân là do vướng diện tích rừng phát sinh cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Phần diện tích rừng này nằm ở phần cửa của nhánh hầm trái.

Theo Tập đoàn Sơn Hải, tiến độ chung của hạng mục hầm đường bộ Đèo Bụt vẫn đang được đảm bảo theo kế hoạch nhưng để sớm hoàn thành, đưa công trình vào khai thác cần sớm xử lý xong phần mặt bằng bị vướng.

bqbht_br_ham-deo-but-5.jpg
Ống hầm trái của hầm Đèo Bụt còn khoảng 20m nữa là có thể thông toàn bộ.

Ông Nguyễn Huy Cường – Giám đốc Điều hành dự án thành phần cao tốc Vũng Áng – Bùng cho hay: Diện tích rừng phát sinh cần chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ thi công hầm Đèo Bụt là 17,09 ha (rừng tự nhiên 2,66 ha và rừng trồng 14,43 ha).

Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có tờ trình ngày 12/12/2023 gửi Bộ NN&PTNT thẩm định hồ sơ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phát sinh, tăng thêm sang thực hiện dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Vũng Áng – Bùng. Bộ NN&PTNT sau đó cũng đã có văn bản ngày 21/12/2023 gửi Bộ TN&MT về tổng hợp hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Tiếp đó, ngày 29/5/2024, Hà Tĩnh cũng có báo cáo giải trình về diện tích rừng phát sinh cần chuyển đổi theo yêu cầu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Tuy vậy, do việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cần được Quốc hội thông qua nên quá trình thực hiện mất khá nhiều thời gian. Điều này khiến cho quá trình thi công nhánh hầm trái của hầm Đèo Bụt có phần bị “tắc”.

bqbht_br_ham-deo-but-4.jpg
Hầm Đèo Bụt vẫn đang được đảm bảo tiến độ.

Ông Nguyễn Huy Cường - Giám đốc Điều hành dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Vũng Áng – Bùng thông tin: ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có quyết nghị điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 ngày 11/7/2022. Trong nội dung được điều chỉnh, có diện tích rừng phát sinh của dự án thành phần cao tốc Vũng Áng – Bùng.

Theo ông Nguyễn Huy Cường, sau khi Quốc hội có quyết nghị điều chỉnh, đơn vị đang phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan đẩy nhanh hoàn thành các thủ tục liên quan phục vụ cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phát sinh để việc thi công hầm Đèo Bụt được thông suốt.

Dự án thành phần cao tốc Vũng Áng - Bùng thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, có chiều dài 55,34 km đi qua hai tỉnh Hà Tĩnh (12,9 km) và Quảng Bình (42,44 km) có điểm đầu giao quốc lộ 12C, nối tiếp cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và điểm cuối kết nối cao tốc Bùng - Vạn Ninh thuộc địa phận xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Dự án có tổng mức đầu tư 12.548 tỷ đồng, do Ban QLDA 6 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư và liên danh nhà thầu thi công là Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Công ty 484 - Công ty Xây lắp 368 - Công ty 479 Hòa Bình; Công ty Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty Lizen.

Công trình được khởi công tháng 1/2023, dự kiến hoàn thành ngày 30/4/2025. Tại giai đoạn phân kỳ đầu tư, tuyến cao tốc này có 4 làn xe với bề rộng nền đường 17m; khi được đầu tư hoàn chỉnh, bề rộng mặt đường là 32,25m với quy mô 6 làn xe.

Chủ đề Cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Nâng cao năng lực hoạt động của cảng quốc tế Lào - Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động của Cảng quốc tế Lào - Việt

Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Vướng mặt bằng, nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ

Vì sao nhiều dự án ở thành phố Hà Tĩnh chậm tiến độ?

Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.