Ngắm những di sản văn hóa đặc sắc được người dân Hà Tĩnh gìn giữ

(Baohatinh.vn) - Mùa xuân đã thực sự trở về trên đôi cánh thời gian. Trong bừng sáng những ngày xuân mới, lòng người lại có chút hoài niệm về những giá trị cổ xưa. Báo Hà Tĩnh mời bạn đọc cùng chiêm ngưỡng những hiện vật quý đang được người dân trân trọng lưu giữ.

Những hiện vật quý hiếm ở bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh

Luôn tâm niệm lưu giữ hiện vật quá khứ ngay trên quê hương, Tiến sĩ Văn học Nguyễn Quang Cương (SN 1957) đã xây dựng Bảo tàng Hoa Cương (ở thôn Chân Thành, xã Bình An, Lộc Hà).

Ở đây, có những hiện vật mang giá trị lịch sử với niên đại hàng nghìn năm, đánh dấu sự xuất hiện của người Việt cổ trên đất Hà Tĩnh như: Rùa đá có mai khắc hình Lạc đồ được tìm thấy ở vùng Khe Hao, núi Hồng Lĩnh (xã Tân Lộc, Lộc Hà).

Bình gốm cổ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII

Cột cờ bằng đá nguyên khối ở Phủ Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh), thời nhà Nguyễn (1802-1945). Trong ảnh: Tiến sỹ Nguyễn Quang Cương bên hiện vật tại Bảo tàng Hoa Cương..

Bên cạnh đó, bảo tàng còn có các đồ dùng sinh hoạt của người Việt xưa, như: bếp “ông đầu rau”...

...chum đựng nước “độc đáo” có đáy nhọn, tai có móc là vật dụng chứa nước ngọt khi ra khơi đánh bắt của ngư dân vùng biển Hà Tĩnh thời xưa.

Giếng đựng nước cổ (được xây từ hồ bằng mật mía trộn vôi, cát, sỏi….) có niên đại khoảng 300 năm...

... Đến những nông cụ quen thuộc của người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng đều được Bảo tàng Hoa Cương lưu giữ một cách phong phú, đa dạng.

Nhà cổ 300 năm tuổi và di sản văn hóa ở nhà thờ dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu

Hiện dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc) còn lưu giữ và bảo tồn 7 căn nhà cổ có tuổi đời từ 100-300 năm.

Được quan tâm chăm sóc thường xuyên nên những ngôi nhà này vẫn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc ban đầu.

Nhờ bảo tồn di vật của tổ tiên, dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ 2 hiện vật quý hiếm được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm: Mộc bản Trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ. Trong ảnh: Di sản Hoàng Hoa sứ trình đồ

Bằng tình yêu, sự say mê, trong đời sống vẫn có nhiều người lặng lẽ sưu tầm và gìn giữ các cổ vật

Có thể niên đại chưa dài nhưng những cổ vật của họ đều ghi dấu một thời kỳ lịch sử, văn hóa của đất nước. Trong ảnh: Kỷ vật thời chiến tranh do anh Trịnh Tuấn (Mai Phụ, Lộc Hà) sưu tập.

Việc sưu tập những cổ vật, hiện vật cũ và tái hiện không gian đất nước ở thập niên 70-80, thế kỷ XX đã giúp tiệm cà phê 1977 (đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Ảnh chụp vào cuối tháng 12/2020.

Những bảo tàng tư nhân, nơi sưu tập, gìn giữ cổ vật, hiện vật văn hóa, lịch sử đã trở thành điểm đến thu hút nhiều người khám phá. Trong ảnh: Phụ huynh và học sinh TP. Hà Tĩnh tham quan Bảo tàng Hoa Cương (xã Bình An, Lộc Hà) dịp tháng 12/2020

Các cổ vật, hiện vật lịch sử do các cá nhân là người Hà Tĩnh sưu tầm, gìn giữ đã góp phần thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, rất nhiều cổ vật đã trở thành học liệu, giúp giới trẻ hiểu rõ hơn những bài học lịch sử cũng như nâng cao ý thức trân trọng lịch sử, văn hóa dân tộc.

.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói